Friday, September 29, 2023

Nguyễn Duy Chính: VIỆT NỮ KIẾM (Kim Dung)

 

Thời Xuân Thu, nước Việt [bên Tàu, không phải nước ta] và nước Ngô có him khích. Vua nước Ngô là Phù Sai đem quân đánh bắt được vua nước Việt là Câu Tiễn. Câu Tiễn nhịn nhục tìm đủ mọi cách để được tha. Sau cùng, theo kế của Phạm Lãi, Câu Tiễn giả vờ chẩn bệnh cho Phù Sai bằng cách nếm phân để lấy lòng tin nên được Phù Sai cho v nước. Ðể nuôi chí phục thù, Câu Tiễn ngủ trên giường gai, nếm mật đắng nên  ngày nay chúng ta còn tích “nằm gai nếm mật” để chỉ việc chịu đựng gian khổ. Ông lại cho tiến sang nước Ngô một mỹ nhân là Tây Thi để lũng đoạn triu chính. Tương truyn rằng Tây Thi hay bị đau bụng, mỗi khi nàng nhíu mày thì càng thêm quyến rũ.

Ðể chuẩn bị binh lực, Câu Tiễn đã tìm được một cô gái giỏi kiếm thuật huấn luyện binh sĩ dùng trong việc chuẩn bị đánh với nước Ngô đồng thời tìm cách chế tạo vũ khí mới bằng kim loại như đồng, sắt. Ðó cũng là thời k mà người ta cải tiến phép luyện kim và tạo được nhiu bảo kiếm còn lưu danh trong sử sách. Các tên Thái A, Long Uyên [Tuyn], Ngư Trường, Trạm Lư ... xuất hiện vào lúc này.

Ngô Việt Xuân Thu (quyển 9, Câu Tiễn âm mưu ngoại truyện)[1] có một đoạn v sự tích Việt Nữ Kiếm như sau:

Việt Vương lại hỏi tướng quốc Phạm Lãi:

-        Cô có ý muốn báo thù, thủy chiến thì phải dùng thuyn, lục hành thì phải dùng xe. Xe thuyn muốn dùng được đu phải dựa vào các loại binh khí (binh nỗ). Ngươi là mưu sĩ của quả nhân, có cách gì giúp ta được không?

Phạm Lãi đáp:

-        Thần nghe nói người xưa khi không chinh chiến thì phải tập luyện, thao dợt đội ngũ, chỉ huy tiến thoái. Lành hay dữ cũng đu do công phu mà thành. Nay nghe tại nước Việt ta có một cô gái còn trẻ (xử nữ), ở tại rừng phía nam, cả nước ai ai cũng khen ngợi. Xin đại vương mời cô ta đến gặp xem sao.

Câu Tiễn đồng ý sai sứ đi mời xem cô gái hỏi xem có thể chỉ dẫn v kiếm kích hay chăng. Cô gái lin đồng ý đi lên min bắc để hội kiến với Việt Vương, trên đường gặp một ông già, tự xưng là Viên Công. Viên Công hỏi cô gái:

-        Ta nghe nói nàng giỏi kiếm thuật, muốn xem thử ra sao?

Cô gái đáp:

-        Thiếp quả không dám dấu, xin  ông cứ tự tiện.

Viên Công bèn nhổ một cây trúc Lâm Ư, một nửa đã khô, nửa kia gãy ra rơi xuống đất. Cô gái lin chộp lấy.  Viên Công  cầm cành tre đâm cô gái, cô gái lin gạt ra rồi nhân đó tấn công vào. Tấn công ba lần, vào sát người giơ gậy đánh Viên Công, Viên Công vội vàng nhảy vọt lên cây, biến thành một con vượn trắng chạy mất. Cô gái lại tiếp tục đi gặp Việt Vương.

Việt Vương hỏi:

-        Ðường lối đánh kiếm là như thế nào?

Cô gái đáp:

-        Thiếp sống ở trong rừng sâu, lớn lên chung quanh không có ai nên không theo học đường lối nào cả, cũng chưa từng đi đến nước nào khác. Thiếp bản tính thích đánh nhau nên luyện tập ngày đêm không ngừng nghỉ, chẳng được ai dạy dỗ mà tự mình nghĩ ra thôi.

Việt Vương hỏi:

-        Thế lối đánh đó ra sao?

Cô gái đáp:

-        Lối đánh kiếm đó rất tinh vi mà nhiu biến hóa (thậm vi nhi dịch), ý tứ thì huyn bí mà sâu xa (thậm u nhi thâm). Ðường lối có phép tắc, lại bao hàm cả âm dương. Bên kia mở thì bên này đóng, bên này xuống thì bên kia lên (khai môn bế hộ, âm suy dương hưng).

Phàm việc chiến đấu bằng tay, tinh thần bên trong cần phải vững vàng (nội thực tinh thần), dáng vẻ bên ngoài thì cần phải nhàn nhã (ngoại thị an dật), thoạt trông thì hin lành như đàn bà tử tế mà khi xông lên thì như con hổ gặp nguy (kiến chi tự hảo phụ, đoạt chi tự cụ hổ).

Khi thủ thế thì ngưng khí mà chờ đợi, theo thần mà thay đổi (bố hình hầu khí, dữ thần cụ vãng) theo sát địch thủ như bóng mặt trời, ra tay thì nhanh như thỏ chạy, đuổi theo như hình với ảnh, chập chờn thấp thoáng. Hô hấp tới lui, tránh ra xa ngoài tầm của địch, dùng đúng phép để chặn đường, khi ngang khi dọc, khi thuận khi nghịch, khi chính diện, khi truy kích tất cả đu không một tiếng động.

Nếu được như thế thì một người có thể chống với trăm người, trăm người có thể chống với vạn người. Nếu đại vương muốn thí nghiệm thì thiếp sẵn sàng làm ngay.

Việt Vương mừng rỡ, ban cho thêm một chữ “nữ” nên gọi là Việt Nữ [2]. Lại sai năm đội trưởng giỏi nhất ra học để đem v dạy cho quân sĩ. Thành thử thời đó người ta gọi đó là Kiếm Pháp của Công Chúa nước Việt (Việt Nữ chi kiếm).

Truyện kiếm hiệp chúng tôi dịch dưới đây là truyện ngắn duy nhất của nhà văn Kim Dung, có tên là Việt Nữ Kiếm. Tuy chỉ độ hai chục trang, Kim Dung đã nối kết ba truyn k v Tây Thi đau bụng, kiếm thuật của cô gái Việt và phép luyện kim thời Xuân Thu, kể cả mối tình huyn thoại Phạm Lãi – Tây Thi.

Tuy chỉ là một đoản văn, tác giả đã nên lên yếu chỉ của kiếm thuật rất tinh k, thác lời của cô gái nước Việt. Việc kết hợp ba câu truyện từ ba nguồn khác nhau để thành một truyện ngắn lại loại bỏ được những chi tiết huyn bí [người biến thành vượn], lồng được những chi tiết mà không cần nhắc lại, Kim Dung đã dùng truyện ngắn này để mở đường cho trường phái kiếm hiệp của chính ông.


TIỂU SỬ KIM DUNG

 

Kim Dung là một cái tên quá quen thuộc với người Việt Nam từ những thập niên 1960, 1970. Hồi đó, mỗi khi giở tờ báo ra, nhiu người thường coi ngay trang trong để đọc phần kiếm hiệp đăng tải hàng ngày theo bản dịch từ báo Tàu. Hôm nào đọc thấy hàng chữ “Vì báo Hongkong không sang kịp, chúng tôi phải tạm gác truyện ... lại một k. Xin chân thành cáo lỗi cùng độc giả”, không ít người đã thở dài thất vọng.

Ảnh hưởng của Kim Dung không chỉ ở một giai cấp nào. Nhiu bình luận gia, nhiu văn sĩ đã mượn tên những nhân vật của kiếm hiệp như Hồng Thất Công, Hư Trúc, Vương Trùng Dương, Nhiệm Ngã Hành ... làm bút hiệu. Một nhân vật hữu danh của Việt Nam Cộng Hòa còn tự nhận mình là Trương Vô Kỵ, nhân vật chính trong Ỷ Thiên Ðồ Long Ký. Cũng chính vì ảnh hưởng từ tiểu thuyết mà chủ yếu là những truyện của Kim Dung, những phong trào võ thuật, thin đạo tu tập, châm cứu, đông y ... đã khởi sắc một thời. Phim ảnh trình chiếu tại các rạp hát min Nam một dạo cũng toàn là phim kiếm hiệp. Có thể nói Kim Dung đã ảnh hưởng sâu đậm cho cả một thế hệ thanh niên Việt Nam.

Chính vì tác phẩm của Kim Dung được ái mộ như thế, để chiu thị hiếu của quần chúng, nhiu người đã viết những tác phẩm giả tên ông mà chúng ta cũng thấy lưu hành như Võ Lâm Ngũ Bá, Hậu Thần Ðiêu Hiệp Lữ, Hậu Cô Gái Ðồ Long ...

Tổng cộng Kim Dung chỉ viết có 14 bộ tiểu thuyết mà chính ông đã lấy những chữ đầu đặt thành đôi câu đối để cho dễ nhớ:

Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc

Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên

 

Phi Hồ Ngoại Truyện

Tuyết Sơn Phi Hồ

Liên Thành Quyết

Thiên Long Bát Bộ

Xạ Ðiêu Anh Hùng Truyện

Bạch Mã Khiếu Tây Phong

Lộc Ðỉnh Ký

Tiếu Ngạo Giang Hồ

Thư Kiếm Ân Cừu Lục

Thần Ðiêu Hiệp Lữ

Hiệp Khách Hành

Thiên Ðồ Long Ký

Bích Huyết Kiếm

Uyên Ương Ðao

Ngoài ra còn một truyện ngắn duy nhất ông viết không được liệt kê trong danh sách tác phẩm võ hiệp của ông là Việt Nữ Kiếm. Truyện ngắn này chưa thấy ai dịch ra tiếng Việt.

Sơ lược tiểu sử KIM DUNG

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Triết Giang. Họ Tra là một danh gia lâu đời ở trong vùng. Năm lên tám tuổi, ông đọc bộ tiểu thuyết đầu tiên là bộ Hoang Giang nữ hiệp thấy say mê nên từ đó đã có mộng sẽ viết v bộ môn này. Năm 15 tuổi, mới học năm thứ ba trung học ông đã cả gan viết một cuốn sách luyện thi vào đệ thất (lớp 6) và được nhiu người trong mấy tỉnh lân cận mua đọc. Có thể nói đó là tác phẩm đầu tay của ông. Ðến năm 1941, khi còn đang học năm cuối bậc Trung Học, vì tình hình chiến sự ông phải tản cư qua nhiu phủ huyện. Cũng năm đó, ông viết một truyện trào phúng dưới nhan đ “Cuộc du hành của Alice” (nhái theo truyện Alice in Wonderland) có ý châm biếm ông hiệu trưởng nên đã bị đuổi.

Năm 1944, ông thi đậu vào Ban Ngoại Giao, trường Chính Trị quốc gia tại thủ phủ Trùng Khánh nhưng cũng vì tố cáo một vụ lem nhem trong trường mà bị khai trừ. Ông xin làm việc trong một nhà in và có thì giờ đọc nhiu sách phiêu lưu, mạo hiểm bằng tiếng Anh, và những truyện đó đã ảnh hưởng mạnh đến lối hành văn của ông sau này.

Ðến năm 1945, sau khi Nhật thua trận, ông quay trở v cố hương rồi qua Hàng Châu làm ký giả cho tờ Ðông Nam nhật báo. Nhưng không lâu, ông lại sang Thượng Hải ghi tên học luật, ngành Quốc Tế công pháp. Ông cũng là một trong ba người trong toàn quốc đậu k thi tuyển phiên dịch pháp luật của Ðại Công Báo.

Tháng ba năm 1948, khi tờ Ðại Công Báo tái bản tại Hương Cảng, ông được cử sang làm việc tại đây. Tháng 11 năm 1949, ông viết một bài dài nhan đ “Quyn tư hữu của Hoa kiu theo luật quốc tế” và từ đó chuyên viết v bộ môn công pháp quốc tế. Năm 1950, sau khi cộng sản chiếm được Hoa lục, gia đình ông bị qui vào thành phần địa chủ, cha ông bị đem ra đấu tố nên từ đó Tra Lương Dung không còn liên lạc với gia đình được nữa.

Ðến năm 1952, ông sang làm việc cho tờ Tân Vãn Báo, viết phiếm luận. Cũng thời gian này, ông có viết một số truyện phim chẳng hạn như  “Lan Hoa Hoa” hay “Tuyệt Ðại Giai Nhân”.

Năm 1955, ông bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp. Bộ truyện đầu tay của ông là Thư Kiếm Ân Cừu Lục (tức Thư Kiếm Giang Sơn) được đăng hàng ngày trên tờ Tân Vãn Báo.

Năm 1956, ông bắt đầu viết bộ thứ hai là “Bích Huyết Kiếm”.

Năm 1957, ông bỏ viết báo quay sang làm việc cho công ty điện ảnh Trường Thành nhưng vẫn tiếp tục viết bộ truyện thứ ba là “Tuyết Sơn Phi Hồ” và sau đó là “Xạ Ðiêu Anh Hùng Truyện”. Tiếng tăm của ông từ lúc này bắt đầu nổi. Oạng cũng viết một số truyện phim cho công ty Trường Thành như "Ba Mối Tình", "Ðừng Bỏ Anh", "Tiếng Ðàn Khuya" ...

Năm 1959, ông cảm thấy không hợp với đường lối thiên tả của công ty Trường Thành nên từ chức, cùng với bạn học cũ thời Trung Học là Thẩm Bảo Tân xuất bản tờ Minh Báo. Số đầu tiên là ngày 20 tháng năm, 1959. Ngay từ số đầu, ông đăng truyện dài võ hiệp thứ năm là bộ “Thần Ðiêu  Hiệp Lữ”. Cũng thời gian đó, ông lại đăng “Phi Hồ Ngoại Truyện” trên tờ “Võ Hiệp và Lịch Sử”.

Năm 1961, ông viết “Ỷ Thiên Ðồ Long Ký” và “Bạch Mã Khiếu Tây Phong”.

Năm 1963 thì “Thiên Long Bát Bộ” bắt đầu. Cũng năm đó, ông viết một bài xã luận nổi tiếng là bài “Cần có quần cho dân chứ không cần đầu đạn nguyên tử” đả kích mạnh vào chính sách của nhà cầm quyn Trung Cộng để dân đói mà cứ chạy theo việc chế tạo võ khí hạch tâm. Trong suốt hai năm lin, hai tờ Minh Báo (thiên hữu) và tờ Ðại Công Báo (thiên tả), ngày nào cũng có những bài bút chiến kịch liệt.

Trong năm 1965, ông đi du hành Âu Châu từ tháng 5 đến tháng 6 mới v. Thành thử, truyện dài Thiên Long Bát Bộ phải nhờ bạn ông là Nghê Khuông viết thay một thời gian. Cuối năm đó, ông ra thêm tờ Minh Báo Nguyệt San là một tạp chí tương đối có trình độ cao hơn, giành cho giới trí thức.

Ðến năm 1967, sau khi Trung Cộng phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa, phe thiên tả càng đả kích ông mạnh mẽ hơn khi ông ủng hộ đường lối chặt chẽ của nhà cầm quyn Hongkong, cương quyết không để cho Cộng Sản len lỏi lũng đoạn. Cánh tả vì thế đã nhại tên ông, gọi là Sài Lang Dung, và là người đứng thứ hai trong danh sách phải thủ tiêu của chúng. Cũng thời gian đó, ông xuất bản thêm tờ Tân Minh Nhật Báo ở Mã Lai và Singapore, lại ra thêm tuần báo là tờ Minh Báo Chu San. Ông cũng bắt đầu viết bộ “Tiếu Ngạo Giang Hồ”.

Tháng 10 năm 1969, ông bắt đầu viết "Lộc Ðỉnh Ký". Năm 1972, sau khi hoàn tất bộ truyện này, Kim Dung tuyên bố chấm dứt công trình của ông không viết thêm nữa. Tuy nhiên, ông đã giành suốt mười năm kế tiếp để sửa chữa lại toàn bộ 14 tác phẩm. Ông gom góp toàn bộ những gì ông đã viết suốt 20 năm qua thành một bộ 36 cuốn, dưới nhan đKim Dung võ hiệp tiểu thuyết toàn tập”.

Bản nhuận sắc này, ngoài văn phong trau chuốt hơn, ông cũng sửa đổi, thêm bớt nhiu chi tiết. Không những ông viết lại nhiu đoạn trước đây không hợp lý, nhiu tên người (cả nhân vật chính) ông cũng đổi (chẳng hạn như Ân Lợi Hanh, một trong Võ Ðương Thất Hiệp đổi thành Ân Lê Ðình, Triệu Minh thành Triệu Mẫn, Vương Ngọc Yến thành Vương Ngữ Yên ...). Ðoạn Nghê Khuông viết trong Thiên Long Bát Bộ ông cũng bỏ đi hết, viết lại một đoạn khác trám vào cho thống nhất lối hành văn, tình tiết và không bị tiếng là nhận của người khác là của mình.

Cũng vì ông thay đổi khá nhiu, một số thân hữu và độc giả đã than phin là mất hứng thú khi đọc lại. Dẫu là cốt truyện trước đây không hay bằng nhưng đã in sâu trong tim óc nên dù sửa cho hay hơn, hợp tình hợp lý hơn, người ta vẫn hoài vọng xa xưa. Chính thế, để chiu ý người đọc, một số tác phẩm sau cùng ông chỉ sửa rất ít và Lộc Ðỉnh Ký thì gần như nguyên bản.

Tháng tư năm 1973, ông đi thăm Ðài Loan và có hội đàm với Thủ tướng Tưởng Kinh Quốc và nhiu nhân vật cao cấp của chính quyn Trung Hoa dân quốc. Khi v, ông viết loạt bài phóng sự “Thấy gì, nghe gì, nghĩ gì ở Ðài Loan”, rất được quần chúng tán thưởng.

Ðến năm 1980, tờ Võ Lâm tại Quảng Châu đăng truyện “Anh Hùng Xạ Ðiêu”, mở đầu cho một phong trào đọc Kim Dung ngay tại Hoa Lục. Công ty Viễn Ảnh tại Ðài Loan (là nhà xuất bản chính thức được in sách của Kim Dung tại đây) cũng phát động một chiến dịch nghiên cứu v ông và từ đó đến nay đã xuất bản trên 20 cuốn gọi là bộ "Kim Học Nghiên Cứu Tùng Thư".

Năm 1981, sai 28 năm xa quê hương, ông cùng vợ con v thăm Hoa lục. Trong dịp này, Ðặng Tiểu Bình đã mời ông đàm luận tại Nhân Dân Ðại Sảnh. Ông ở lại đến hơn một tháng đi khắp 13 tỉnh để thăm phong cảnh. Sau khi Trung Cộng ký với Anh hiệp định giao trả Hongkong, ông lại viết nhiu bài xã luận v tương lai của hòn đảo. Năm 1984, ông lại đi Trung cộng và lần này có hội kiến với Tổng Thư Ký của đảng cộng sản là Hồ Diệu Bang.

Ðến năm 1985, khi Trung Cộng thành lập một cơ quan nghiên cứu v tình trạng đặc biệt của Hongkong, ông được mời làm một ủy viên trong cơ cấu này, đặc trách tiểu tổ “Thể chế Chính trị “. Cũng vì thế, ông đã bị nhiu nhân vật và thanh niên cực đoan coi là ông đầu hàng địch. Ông phải viết một loạt bài nhan đ “Phải bình tĩnh bàn luận v một thể chế chính trị” để đưa ra quan điểm của mình, kết luận là một thái độ nóng nảy không thích hợp cho tình thế và chỉ đưa đến bất lợi hơn cho tình trạng của Hongkong sau năm 1997.

Ðến tháng năm năm 1989, khi xảy ra biến cố Thiên An môn, ông từ chức để phản đối thái độ đàn áp dân chủ. Cũng thời gian đó, khi kỷ niệm ba mươi năm hoạt động của công ty Minh Báo, ông cũng từ chức chủ nhiệm chấp hành, chỉ còn giữ chức chủ tịch ban quản trị. Tháng 3 năm 1991, Kim Dung ký với công ty một khế ước chỉ phục vụ thêm ba năm nữa (trong vai trò cố vấn) và sau đó sẽ hoàn toàn v hưu.

Năm 1992, ông được đại học Oxford (Anh) mời sang diễn thuyết v vấn đ tương quan giữa Hongkong và Trung quốc. Cuối năm đó, ông thành lập nhà in Kim Dung để xuất bản những tác phẩm mà ông coi là có giá trị.

Năm 1993, ông lại đi Bắc Kinh do lời mời của Giang Trạch Dân để bàn v vai trò của Hongkong sau khi Trung cộng tiếp thu. Ðến tháng tư năm đó, ông tuyến bố từ chức chủ tịch ban quản trị Minh Báo, chỉ còn là một chủ tịch danh dự, và viết bài tuyên bố hoàn toàn nghỉ ngơi như dự tính, theo gương hai nhân vật lịch sử mà ông hằng kính ngưỡng là Trương Lương và Phạm Lãi, công thành thân thoái.

Ðến năm 1994, bản dịch ra Anh văn các tác phẩm võ hiệp của ông được đại học Trung Văn lần đầu phát hành. Ðồng thời, toàn bộ cũng được chuyển sang giản tự (tức lối chữ Hán đơn giản mà Trung cộng sử dụng) phổ biến tại Hoa lục. Trong nghiên cứu v những tác giả lỗi lạc nhất của Trung Hoa trong thế kỷ thứ hai mươi, đại học Bắc Kinh xếp ông vào nhân vật thứ tư, sau Lỗ Tấn, Thẩm Tòng Văn, Ba Kim nhưng đứng trước  Lão Xá, Úc Ðạt Phu và Vương Mông. Ðại học Bắc Kinh cũng mời ông làm giáo sư danh dự. Hiện nay nhiu người đang tra cứu tiểu sử cũng như bình luận v những tác phẩm của Kim Dung.

Tiểu thuyết của ông mở đầu cho một phong trào võ hiệp. Hầu như ở đâu có người Hoa đu có người đọc văn của ông. Ở nước ta, ảnh hưởng của ông đến giờ này cũng vẫn còn sâu đậm. Có th nói, những truyện của ông đã ra ngoài khuôn khổ của sách giải trí mà hàm chứa nhiu bài học nhân sinh của Nho, Lão, Thin tông cũng như những ẩn số xã hội khác. Ông lại dựng truyện trong những khung cảnh lịch sử, và có tài làm cho người ta lầm những nhân vật tưởng tượng của ông là sự thật.

 


 

 

 

- Xin mời!

- Xin mời!

Hai kiếm sĩ quay ngược lưỡi kiếm, tay phải cầm cán kiếm, tay trái úp lên tay phải, cúi mình hành lễ.

Hai người đứng chưa yên vị, đột nhiên một làn ánh sáng trắng nhấp nháy, tiếp theo một tiếng “coong”, lưỡi kiếm chạm nhau, hai bên cùng lùi lại một bước. Những người chung quanh ai nấy đu “ồ” lên một tiếng.

Kiếm sĩ áo xanh liên tiếp tung ra ba chiêu, kiếm sĩ áo gấm đu gạt ra được. Người áo xanh rú lên một tiếng dài, trường kiếm từ góc bên trái chém xuống, thế mạnh và nhanh. Kiếm sĩ áo gấm thân thủ nhanh nhẹn, nhảy vọt v phía sau, tránh được nhát kiếm. Chân trái y vừa chấm đất, thân hình đã vọt lên, liên tiếp đâm luôn hai kiếm, công kích đối thủ. Kiếm sĩ  áo xanh không chuyển động, nhếch mép cười gằn, vung kiếm gạt ra.

Kiếm sĩ  áo gấm đột nhiên tung mình chạy quanh đối thủ, mỗi lúc một nhanh. Người áo xanh chăm chú theo dõi mũi kiếm địch, mỗi khi địch động thủ lập tức vung kiếm gạt ra. Người áo gấm bất thần lúc chuyển qua trái, lúc chuyển qua phải, thân pháp biến huyễn bất định. Kiếm sĩ áo xanh chăm chú theo một lúc đã thấy mắt hoa, quát lên:

- Ngươi muốn tỉ kiếm hay muốn bỏ chạy?

Y lách cách đâm ra hai kiếm thẳng vào địch thủ. Thế nhưng người áo gấm chạy rất nhanh, khi kiếm tới nơi thì y đã ra nơi khác, chung qui mũi kiếm vẫn cách y khoảng một thước.

Kiếm sĩ áo xanh thu kiếm v che bên hông, chân phải hơi rùn xuống. Người áo gấm thấy ngay chỗ hở, vung kiếm đâm vào vai trái kẻ địch. Nào ngờ đó chỉ là dụ chiêu của người áo xanh, nên chỉ thấy kiếm vung lên một vòng, mũi kiếm nhanh nhẹn tuyệt luân đã đâm thẳng vào yết hầu. Kiếm sĩ áo gấm sợ hãi khôn tả, trường kiếm vuột khỏi tay phóng thẳng vào tâm oa địch thủ. Ðó chẳng qua là kế sách chẳng đặng đừng hai bên cùng chết, nếu như địch vẫn tiến tới, ngực ắt trúng kiếm. Trong tình thế đó, đối phương ắt chỉ còn cách thu kiếm v đỡ, và y mới có đường thoát được cảnh ngộ khó khăn.

Nào ngờ kiếm sĩ áo xanh không không né tránh, cổ tay chỉ hơi động, xoẹt một tiếng mũi kiếm đã đâm thẳng vào cổ họng địch thủ. Lại nghe keng một tiếng, trường kiếm người kia ném ra đâm vào ngực y đã rơi xuống đất.

Kiếm sĩ áo xanh cười hắc hắc mấy tiếng, thu kiếm v. Nguyên lai ngực y có mang một tấm hộ tâm kính nên mũi kiếm tuy có trúng nhưng không h bị thương. Yết hầu người áo gấm máu vọt ra có vòi, thân thể dãy dụa không ngừng. Trong đám đồng bọn lập tức có kẻ chạy ra khiêng thi thể đi và lau chùi vết máu.

Kiếm sĩ áo xanh cho kiếm vào bao, tiến lên hai bước, cúi mình hành lễ với một  vị vương gia ngồi trên một chiếc ghế bọc gấm ở hướng bắc. Vị vương gia đó mặc áo bào màu tía, hình dạng quái dị, cổ rất dài, mỏ nhọn như chim, mỉm cười, tiếng như ngựa hí:

- Tráng sĩ kiếm pháp tinh diệu, ban cho mười cân vàng.

Người áo xanh quì chân phải xuống, cúi mình tạ lễ:

- Tạ thưởng!

Vị vương gia đó vung tay một cái, từ bên phải y một vị quan cao gầy, trạc ngoài bốn mươi, hô lớn:

- Kiếm sĩ hai nước Ngô Việt, tỉ thí lần thứ hai!

Từ phía đông trong phe người áo gấm, một hán tử thân hình to cao, tay cầm một thanh đại kiếm bước ra. Thanh kiếm dài đến hơn năm thước, thân kiếm rất dày, hiển nhiên nặng n khác thường. Phía tây cũng bước ra một kiếm sĩ áo xanh, người tầm thước, trên mặt đầy những vết sẹo ngang dọc tính ra phải đến mười hai mười ba nhát chém, chỉ mới nhìn cũng biết hẳn là tay đã từng trải qua không biết bao nhiêu trận đấu. Hai người hướng v vị vương gia quì xuống hành lễ, rồi chuyển mình đứng đối diện nhau, cúi mình  chào.

Người áo xanh đứng thẳng người, nhếch mép cười một cách ác độc. Mặt y vốn dĩ đã mười phần xấu xí, nay điểm thêm nụ cười, trông lại càng khó coi. Kiếm sĩ áo gấm thấy hình dáng y như ma quỉ, không khỏi lạnh người, thở hắt ra một tiếng, từ từ đưa tay trái ra nắm lấy chuôi kiếm.

Kiếm sĩ áo xanh đột nhiên rú lên một tiếng dài, nghe như tiếng cho sói tru, vung kiếm nhắm địch thủ đâm tới. Người áo gấm cũng hú lên một tiếng, vung thanh đại kiếm nhắm kiếm của địch gạt ra. Kiếm sĩ  áo xanh nghiêng người né tránh, trường kiếm đảo từ trái sang phải một vòng. Người áo gấm hai tay cầm kiếm múa lên khiến có tiếng kêu vù vù. Thanh đại kiếm đó ít ra cũng phải nặng đến năm mươi cân, nhưng chiêu số của y hết sức nhanh nhẹn.

Hai người ra sức chiến đấu thoắt đã trên ba mươi chiêu, kiếm sĩ áo xanh bị thanh đại kiếm trầm trọng áp đảo phải liên tục lùi bước. Hơn năm mươi người áo gấm đứng ở phía tây lộ vẻ mừng ra mặt, xem ra trận đấu này bên họ ắt sẽ thắng.

Chỉ nghe thấy kiếm sĩ áo gấm quát lên một tiếng như sấm sét, vung thanh đại kiếm chém ngang. Kiếm sĩ  áo xanh không cách nào tránh né, đánh vung trường kiếm hết sức gạt ra. Chỉ nghe keng một tiếng, hai thanh kiếm đụng vào nhau, nửa thanh đại kiếm gãy văng ra ngoài. Nguyên lai thanh kiếm của gã áo xanh sắc bén vô tỉ, đã chặt đứt kiếm đối phương thành hai đoạn. Thanh kiếm tiếp tục đi thêm một vòng chém xuống vạch một đường dài đến hai thước cắt từ yết hầu cho tới tận bụng dưới người áo gấm. Kiếm sĩ áo gấm rống lên từng hồi, lăn quay ra đất. Người áo xanh cúi nhìn thân hình to lớn của nạn nhân một hồi rồi tra kiếm vào vỏ, quì xuống hướng v vị vương gia hành lễ, trên mặt không dấu được vẻ đắc ý.

Viên quan kế bên vị vương gia nói:

- Tráng sĩ kiếm đã sắc bén mà nghệ thuật lại tinh tường, đại vương ban cho mười cân vàng.

Kiếm sĩ áo xanh tạ ơn lui v.

Bên cánh phía tây đứng một hàng tám người kiếm sĩ áo xanh, đối phó với hơn năm chục người kiếm sĩ áo gấm, hai bên nhân số chênh lệch thấy rõ.

Viên quan đó lại chậm rãi nói:

-    Kiếm sĩ hai nước Ngô Việt, tỉ đấu lần thứ ba!

Trong hai đội kiếm sĩ, mỗi bên lại có một người bước ra, hướng vào vị vương gia cúi đầu hành lễ xong đứng đối diện nhau. Ðột nhiên một ánh sáng xanh chói mắt, ai nấy đu cảm thấy một hơi lạnh phả vào người. Trong tay kiếm sĩ áo xanh đã thấy một thanh kiếm dài chừng ba thước, rung động không ngừng, trông chẳng khác gì một giải lụa xanh lấp lánh. Viên quan khen ngợi:

- Kiếm tốt lắm!

Kiêm sĩ áo xanh hơi khom mình tạ ơn khen ngợi. Viên quan lại nói tiếp:

- Một người đánh một đã xem qua hai trận, lần này đánh đôi!

Trong đội áo gấm một người nữa bước ra, rút kiếm ra khỏi vỏ. Thanh kiếm đó sáng loáng như nước mùa thu, mới trông cũng biết là sắc bén. Trong đội áo xanh cũng bước ra thêm một người. Bốn người sau khi hướng v phía vị vương gia hành lễ, quay lại chào nhau. Chỉ thấy kiếm quang lấp lánh, trận đấu đã bắt đầu.

Trận đấu đôi này, kiếm sĩ cùng bên có thể phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. Chỉ mới vài hiệp, nghe keng một tiếng, một thanh kiếm của phe áo gấm đã bị địch thủ chém gãy. Thế nhưng người đó vẫn rất hùng hổ, vung nửa thanh kiếm còn lại nhảy xổ vào địch thủ. Trường kiếm của gã kiếm sĩ áo xanh lại lấp lánh, chỉ nghe xoẹt một tiếng, cánh tay bên phải của y bị chém đứt đến tận vai, tiếp theo thêm một kiếm đâm ngập vào giữa tâm oa.

Hai người bên kia vẫn đấu liên tục không ngừng, không để ý đến kiếm sĩ áo xanh đắc thắng đứng rình bên cạnh. Bỗng dưng trường kiếm của y vung ra, xoẹt một tiếng chém đứt làm đôi thanh kiếm trong tay người áo gấm. Thanh kiếm đó lại đâm thẳng tới ngập thẳng vào ngực, xuyên qua tới tận sau lưng.

Vị vương gia cười ha hả, vỗ tay:

- Kiếm đã sắc mà kiếm pháp cũng rất hay! Mau thưởng rượu, thưởng vàng! Ðể bốn người đấu bốn người xem thế nào!

Hai bên mỗi đội lại bước ra bốn người, hành lễ xong rút kiếm đấu. Bên phe áo gấm thua lin ba trận, chết mất bốn người nên k này bốn người ra đấu hết sức liu mạng, nhất quyết phải thắng một lần. Chỉ thấy hai người áo xanh phân hai bên tả hữu giáp công một người áo gấm, còn lại ba người áo gấm xông vào tấn công khiến hai người áo xanh phải liên tiếp đỡ gạt. Hai người áo xanh chỉ toàn thế thủ, chiêu số nghiêm mật nhưng không đánh trả chiêu nào khiến cho ba người áo gấm không cách gì giúp đỡ lẫn nhau. Còn lại hai người áo xanh đánh một, chỉ trong mươi chiêu đã giết được đối thủ, rồi lại tiếp tục tấn công một người áo gấm khác. Hai người áo xanh kia vẫn theo kiểu cũ, chỉ thủ mà không công, cầm chân hai người áo gấm, để cho đồng bọn hai người đánh một giết chết kẻ địch.

Những người áo gấm đứng xem thấy bên mình chỉ còn có hai người, ai thắng ai thua đã thấy rõ, nên thảy đu cất tiếng la ó, rút kiếm định xông vào chém chết cả tám người áo xanh.

Viên quan vội lớn tiếng:

- Những người học kiếm phải biết tuân theo kiếm đạo!

Thần khí và âm thanh của y có một uy lực khiến cho phe áo gấm lập tức phải lắng ngay xuống. Bấy giờ mọi người ai nấy đn thấy rõ, bốn người kiếm sĩ áo xanh, kiếm pháp không đồng, hai người thủ thế hết sức nghiêm nhặt, còn hai người công thế lại hết sức độc địa, chia hai bên tấn công vào. Kẻ thủ chỉ cốt cầm chân đối phương, giữ được một người đu cho người giữ thế công lấy nhiu thắng ít, theo lối tằm ăn dâu. Cứ theo cách thức ấy thì dù đối phương võ công có cao bao nhiêu, phe áo xanh cũng khó mà thắng được. Không nói gì bốn người đánh bốn người, mà lấy bốn đánh sáu, đánh tám họ cũng có thể thắng. Hai người giữ thế thủ thi triển kiếm chiêu trông như một mạng lưới, dù phải đối phó với năm, sáu người cũng vẫn không sao.

Lúc đó trên đấu trường, hai người kiếm sĩ áo xanh đang dùng thế thủ để cầm chân một người áo gấm, còn bên kia hai người áo xanh khác nhanh nhẹn công kích giết thêm một người áo gấm thứ ba, lập tức quay lại giáp công người còn lại. Hai người vốn thủ thế lập tức lui ra đứng một bên quan sát. Người áo gấm còn lại tuy thấy chắc chắn sẽ thua, nhưng không buông kiếm đầu hàng mà lại hết sức chiến đấu. Ðột nhiên bốn người kiếm sĩ áo xanh cùng hét lên một tiếng, bốn thanh kiếm cùng đâm ra, phân ra trên dưới, trái phải, cùng trúng vào kiếm sĩ áo gấm.

Người áo gấm bị đâm bốn nhát lập tức chết ngay, nhưng mắt vẫn mở trừng trừng, mồm há hốc. Bốn người áo xanh cùng rút kiếm ra, giơ chân trái lên chùi kiếm vào giày cho sạch vết máu, nghe cách một tiếng đã tra kiếm vào vỏ. Những động tác đó xem ra rất nhanh nhẹn, nhưng phải nói cái khó là làm sao họ làm thật đu, cùng giơ chân trái lên, cùng chùi vết máu, cùng tra vào bao, tất cả đu chỉ nghe một tiếng mà thôi.

Vị vương gia cười ha hả, vỗ tay:

- Hảo kiếm pháp, hảo kiếm pháp! Kiếm sĩ của thượng quốc nổi danh thiên hạ, hôm nay quả thực cho chúng ta được mở mắt. Ban cho bốn vị kiếm sĩ, mỗi người mười cân vàng.

Bốn người kiếm sĩ áo xanh đồng loạt cúi mình tạ ơn. Cả bốn khom lưng, bốn cái đầu thành một đường thẳng, không người nào cao, người nào thấp, không biết họ phải mất bao nhiêu công phu mới luyện được đu như thế.

Một người áo xanh tiến lên, bưng một chiếc hộp dài thếp vàng, nói:

- Vua bên tệ quốc đa tạ hậu lễ của đại vương, sai thần dâng lên một thanh bảo kiếm để đáp lại. Kiếm này tệ quốc mới đúc, mong đại vương thưởng ngoạn.

Vị vương gia nọ cười đáp:

- Xin đa tạ. Phạm đại phu, nhận lấy đưa ta xem nào!

Vị vương gia đó là Việt vương Câu Tiễn. Viên quan đó là Việt quốc đại phu Phạm Lãi. Những kiếm sĩ áo gấm là vệ sĩ trong cung của Việt vương, còn tám người kiếm sĩ áo xanh là sứ giả của Ngô vương Phù Sai đưa lễ vật sang. Trước đây Việt vương bị Phù Sai đánh bại, nằm gai nếm mật, rắp tâm báo cừu, tuy ngoài mặt đối với Ngô vương mười phần cung thuận, nhưng ngày đêm không ngừng huấn luyện sĩ tốt, chờ cơ hội đánh nước Ngô. Ðể thám thính quân lực Ngô quốc, y liên tiếp sai cao thủ trong đám vệ sĩ ra đấu kiếm với kiếm sĩ nước Ngô, không ngờ mới có mấy trận đã chết mất tám tay hảo thủ. Câu Tiễn vừa sợ, vừa tức, tuy mặt không động thanh sắc, vẫn phải lộ vẻ tán thưởng tài ba kiếm khách nước Ngô.

Phạm Lãi tiến lên mấy bước, đón lấy cái hộp vàng, chỉ thấy nhẹ bổng, giống như hộp không, lập tức mở ra xem. Những người chung quanh không ai thấy được trong hộp có gì, chỉ thấy mặt Phạm Lãi thoáng một ánh màu xanh mờ mờ phủ, đu kêu “a” lên một tiếng, lộ vẻ kinh dị. Hiển nhiên là kiếm khí chiếu lên mặt khiến cho râu tóc, chân mày đu mang sắc biếc.

Phạm Lãi bưng hộp đến trước Việt vương, cúi mình tâu:

- Xin mời đại vương xem!

Câu Tiễn thấy hộp trong lót gấm, đặt một thanh kiếm dài chừng ba thước, thân kiếm thật mỏng, mũi kiếm lóng lánh, biến huyễn vô chừng, buột miệng khen:

- Kiếm tốt thực!

Việt vương cầm lên xem, chỉ thấy mũi kiếm liên tiếp rung động, tưởng chừng như chỉ lắc nhẹ một cái, kiếm sẽ gẫy ngay, bụng nghĩ thầm:

- Kiếm này mỏng manh như thế, chắc chỉ cầm chơi, không dùng được vào việc gì!

Người đứng đầu toán kiếm sĩ áo xanh rút trong bọc ra một mảnh lụa mỏng, tung thẳng lên trời rồi nói:

- Xin đại vương giơ ngang kiếm ra, lưỡi kiếm hướng lên. Ðợi cho lụa rơi trên kiếm, sẽ thấy kiếm này không phải như kiếm thường!

Chỉ thấy mảnh lụa mỏng từ lưng chừng không vật vờ bay, Việt vương giơ tay ra, lụa rơi ngay trên thanh kiếm. Nào ngờ miếng lụa không ngưng lại mà tiếp tục rơi, nhẹ nhàng đậu trên mặt đất. Hóa ra vuông lụa đã bị cắt thành hai, kiếm sắc như thế không ai có thể ngờ được. Ðiện trên điện dưới tiếng hoan hô vang động.

Kiếm sĩ áo xanh nói tiếp:

- Kiếm này tuy mỏng mảnh thật, nhưng đụng với kiếm nặng n khác không bị gãy đâu!

Câu Tiễn nói:

- Phạm đại phu, đem ra thử xem nào!

Phạm Lãi đáp:

- Vâng!

Hai tay nâng hộp kiếm lên để cho Câu Tiễn đặt vào, lùi lại mấy bước, quay lại đi đến trước mặt một kiếm sĩ áo gấm, cầm kiếm ra, nó:

- Rút kiếm ra thử coi!

 Kiếm sĩ cúi mình hành lễ, rút kiếm đeo trên mình ra, giơ lên trên cao không dám hạ thủ. Phạm Lãi hét to:

- Chém xuống!

Kiếm sĩ áo gấm thưa:

- Vâng!

Gã vung thanh kiếm ra trước mặt. Phạm Lãi giơ kiếm ra gạt, chỉ nghe keng một tiếng nhỏ, trường kiếm của kiếm sĩ áo gấm đã đứt làm đôi. Nửa thanh kiếm rơi xuống tưởng như văng vào Phạm Lãi. Phạm Lãi nhẹ nhàng nhảy qua tránh được. Mọi người ai nấy đu ồ lên một tiếng, không hiểu tán thưởng thanh kiếm sắc bén hay khen ngợi thân thủ nhanh nhẹn của Phạm đại phu.

Phạm Lãi đặt lại kiếm vào hộp, cúi mình đặt xuống bên chân Việt vương. Câu Tiễn nói:

- Xin mời kiếm sĩ thượng quốc ra ngoài ăn yến lãnh thưởng!

Tám người kiếm sĩ áo xanh hành lễ xuống điện. Câu Tiễn vung tay một cái, các kiếm sĩ áo gấm cùng tất cả thị vệ lập tức lui ra, chỉ còn lại một mình Phạm Lãi.

Câu Tiễn nhìn thanh kiếm dưới chân, lại nhìn máu tươi còn loang đầy mặt đất, xuất thần hồi lâu mới hỏi:

- Nghĩ sao?

Phạm Lãi nói:

-  Kiếm thuật võ sĩ nước Ngô không phải ai cũng tinh thông như tám gã này. Binh khí võ sĩ nước Ngô, không chắc ai ai cũng đã sắc bén như vậy. Tuy nhiên cứ xem đây cũng đủ. Cái đáng lo nhất là thuật chiến đấu đông người của bọn họ, biết áp dụng Tôn tử binh pháp một cách khéo léo, thần xem hiện nay quả là vô địch thiên hạ.

Câu Tiễn trầm ngâm rồi nói:

- Phù Sai sai tám người này sang dâng bảo kiếm, đại phu thử nghĩ y có ý định gì?

Phạm Lãi tâu:

- Y muốn cho mình thấy khó khăn mà nản lòng, không để tâm xâm phạm nước Ngô báo cừu.

Câu Tiễn giận dữ, cúi mình lấy thanh bảo kiếm trong hộp ra, vung tay một cái, chỉ nghe một tiếng soạt đã chém đứt một bên ghế ngồi, lớn tiếng nói:

- Dù có muôn vàn khó khăn thì Câu Tiễn này cũng không vì sợ khó mà lùi bước. Rồi sẽ có ngày ta bắt được Phù Sai, dùng ngay thanh kiếm này chém đầu nó!

Nói xong lại vung kiếm lên chặt làm đôi một cái ghế bằng gỗ đàn khác.

Phạm Lãi khom lưng nói:

- Xin chúc mừng đại vương, chúc mừng đại vương!

Câu Tiễn ngạc nhiên:

- Trước mắt thấy đám võ sĩ nước Ngô tài nghệ như thế, có gì mà mừng mà vui?

Phạm Lãi nói:

- Ðại vương nói là dù có muôn vàn khó khăn cũng không lùi bước. Nếu như đại vương quả có quyết tâm như thế, đại sự sẽ thành. Việc khó khăn trước mắt ngày hôm nay, nên mời thêm Văn đại phu đến cùng nhau thương nghị.

Câu Tiễn nói:

- Hay lắm, ngươi ra truyn lệnh mời ngay Văn đại phu đi.

Phạm Lãi đi ra khỏi điện, truyn lệnh cho thái giám đi mời đại phu Văn Chủng, tự mình đứng ngay bên cửa để chờ. Chẳng mấy chốc, Văn Chủng đã phi ngựa đến cùng sánh vai với Phạm Lãi vào cung.

 

*

*        *

Phạm Lãi vốn người đất Uyển nước Sở, tâm tính phóng khoáng không nệ tiểu tiết, làm gì cũng không ai đoán nổi ý tứ, người xứ đó ai cũng gọi y là "gã Phạm khùng". Khi Văn Chủng làm huyện lệnh đất Uyển, nghe tên Phạm Lãi, nên sai bộ thuộc đến thăm. Gã bộ thuộc gặp Phạm Lãi rồi v trình:

- Tên này là tên khùng nổi tiếng ở vùng này, ăn nói lung tung chẳng đâu vào đâu.

Văn Chủng cười:

- Người nào hành sử  không giống người khác, ắt bị người đời chê cười là phá rối, có ý kiến cao minh hơn người thì bị chê là hồ đồ. Các ngươi làm thế nào mà hiểu nổi Phạm tiên sinh được.

Rồi tự mình đến thăm Phạm Lãi. Phạm Lãi tránh mặt không gặp nhưng liệu rằng Văn Chủng sẽ quay lại lần nữa nên mượn áo khăn của anh, ăn mặc chỉnh t ngồi đợi. Quả nhiên chẳng bao lâu Văn Chủng lại đến. Hai người gặp nhau, đàm luận hồi lâu v đạo vương bá, tâm đầu ý hợp, cứ tiếc là gặp nhau quá trễ.

Hai người biết rằng đất trung nguyên tình hình ngày càng thêm căng thẳng, nước Sở tuy lớn nhưng loạn, trước mắt thấy làm nên nghiệp bá ắt tại đông nam. Thành thử Văn Chủng từ quan, cùng Phạm Lãi đến nước Ngô. Lúc ấy Ngô vương đang trọng dụng Ngũ Tử  Tư, nói gì nghe nấy, thế nước đang thời hưng vượng.

Phạm Lãi và Văn Chủng lưu lại kinh thành Cô Tô mấy tháng, thấy các chính sách của Ngũ Tử Tư đưa ra trị quốc hết sức trác tuyệt, xét ra mình không dễ gì hơn được y. Hai người thương nghị với nhau, nhận rằng nước Việt ở ngay cạnh nước Ngô, phong tục tương tự, đất đai tuy nhỏ hơn, nhưng cũng có thể đủ chỗ thi thố tài năng, nên rủ nhau đến đó. Câu Tiễn gặp hai người, sau khi đàm luận tỏ ra kính phục, nên đu phong họ làm đại phu.

Nhưng Câu Tiễn không nghe lời Văn Chủng, Phạm Lãi khuyên nhủ đem quân đánh Ngô, dùng Thạch Mãi làm tướng, bị đại bại trên bờ sông Tin Ðường. Câu Tiễn bị vây ở Cối Kê toan tự vận. Trong khi nguy cấp, Văn Chủng, Phạm Lãi hiến kế đem tin mua được Thái Tể nước Ngô là Bá Hi để thay Việt vương trần tình. Ngô vương Phù Sai không nghe lời Ngũ Tử Tư, thuận cho Việt vương cầu hòa, chỉ bắt Câu Tiễn v nước Ngô nhưng sau cũng thả. Từ đó Việt vương nằm gai nếm mật, quyết chí phục hận, thi hành chín chính sách do Văn Chủng thảo ra để diệt Ngô.

Chín chính sách đó thứ nhất là tôn trời đất, kính quỉ thần để Câu Tiễn nung nấu cái tâm tất thắng. Thứ hai là đem tin bạc, của cải đem cống tặng vua Ngô để cho vua Ngô quen thói xa xỉ mà quên việc đ phòng nước Việt. Thứ ba là qua nước Ngô vay lương, sau lấy thóc đã nấu chín đem trả. Ngô vương thấy thóc tốt nên phát cho dân làm giống,  gieo không nảy mầm khiếm dân Ngô bị đói. Thứ tư là đem hai mỹ nữ, Tây Thi và Trịnh Ðán dâng lên Phù Sai, để cho vua nước Ngô mê luyến nữ sắc, không lo gì đến chính sự. Thứ năm là cống những thợ khéo để khiến cho Ngô vương hao tài tốn của trong việc xây cất cung thất, điện đài. Thứ sáu là đút lót cho bọn gian thần, tay chân Ngô vương để họ làm bại hoại triu chính. Thứ bảy là tìm cách ly gián Phù Sai với các trung thần, để đến nỗi sau này Ngô vương ép Ngũ Tử Tư tự sát. Thứ tám là tích súc lương thảo, làm cho dân giàu nước mạnh. Thứ chín là rèn đúc võ khí, huấn luyện sĩ tốt, chờ cơ hội đánh nước Ngô.

Tám thuật trên đu thành công, riêng có việc thứ chín nay gặp khó khăn. Trước mắt thấy Ngô vương sai tám kiếm sĩ sang, binh khí đã sắc bén, kiếm thuật lại tinh tường, kiếm sĩ nước Việt khó mà thủ thắng.

Phạm Lãi đem cuộc tỉ kiếm vừa qua kể lại cho Văn Chủng. Văn Chủng nhíu mày nghĩ ngợi:

- Này Phạm hin đệ, kiếm sĩ nước Ngô, kiếm sắc thuật tinh, đã khó đối phó nhưng nếu họ lại còn biết đem binh pháp Tôn Tử áp dụng vào quần đấu, cái đó mới thực là khó khăn.

Phạm Lãi đáp:

- Chính thế, thời trước Tôn Võ Tử phò tá Ngô Vương, cầm quân phá Sở, đánh vào Dĩnh Ðô, dùng binh như thần, thiên hạ không ai bì kịp. Nước T, nước Tấn tuy lớn mà cũng không nước nào dám chống lại Ngô. Binh pháp Tôn Tử có viết: Ngã chuyên vi nhất, địch phân vi thập, thị dĩ thập công k nhất dã, tắc ngã chúng nhi địch quả. Năng dĩ chúng địch quả giả, tắc ngô chi sở dữ chiến giả, ước hĩ (Nếu như ta tập trung làm một mà địch chia ra thành mười, ta lấy mười chống một, tức là ta đông mà địch ít. Ta dùng nhiu chống ít, người nào đánh với ta ắt phải ở thế nguy)[3]. Bốn người bên Ngô đánh với bốn người bên mình, họ lấy hai chống một, tức là lấy đông đánh ít, làm gì mà không thắng.

Hai người còn đang bàn luận thì đã đến trước mặt Việt Vương. Chỉ thấy Câu Tiễn tay vẫn còn cầm thanh kiếm mỏng như lá lúa, bần thần như người mất hồn.

Một hồi lâu, Câu Tiễn mới ngửng lên hỏi:

- Này Văn đại phu, trước đây nước Ngô có vợ chồng Can Tương, Mạc Tà, giỏi ngh đúc kiếm. Nước Việt ta cũng có Âu Dã Tử là thợ giỏi, tài cũng chẳng kém gì. Thế nhưng ngày nay, cả ba người Can Tương, Mạc Tà, Âu Dã Tử chẳng ai còn sống. Nước Ngô có cao thủ đúc kiếm tài giỏi như thế, chẳng lẽ nước Việt ta từ khi Âu Dã Tử chết đi, không còn ai nữa à?

Văn Chủng đáp:

- Thần nghe Âu Dã Tử có hai người đồ đệ, một người là Phong Hồ Tử, một người là Tiết Chúc. Phong Hồ Tử nay ở nước Sở, Tiết Chúc vẫn còn ở nước Việt ta.

Câu Tiễn mừng quá, nói:

- Ðại phu mau mau mời Tiết Chúc đến đây, lại phái người sang nước Sở mang tin bạc đón Phong Hồ Tử trở v nước Việt.

Văn Chủng tuân lệnh lui v.

Sáng sớm hôm sau, Văn Chủng vào triu báo tin đã sai người sang Sở, Tiết Chúc cũng đã được lệnh vào chầu. Câu Tiễn vừa gặp Tiết Chúc, lin hỏi:

- Sư phụ ngươi là Âu Dã Tử từng phụng mệnh tiên vương đúc ra năm thanh kiếm. Năm thanh kiếm đó, tốt xấu thế nào nói ta nghe thử xem sao?

Tiết Chúc khấu đầu:

- Tiểu nhân từng nghe tiên sư nói là trước đây phụng mệnh tiên vương đúc năm thanh kiếm, gồm có ba thanh kiếm lớn, hai thanh kiếm nhỏ. Thanh thứ nhất tên là Trạm Lư, thanh thứ hai là Thuần Quân, thanh thứ ba là Thắng Tà, thanh thứ tư là Ngư Trường, thanh thứ năm là Cự Khuyết. Hiện nay Trạm Lư đang ở nước Sở, Thắng Tà, Ngư Trường ở nước Ngô, Thuần Quân, Cự Khuyết đang ở trong cung của đại vương.

Câu Tiễn gật đầu:

- Chính thế!

Nguyên lai trước đây khi nghe tin Việt vương Doãn Thường đúc được năm thanh kiếm, Ngô vương hay tin sai người sang đòi. Doãn Thường thấy nước Ngô mạnh, đành phải đem ba thanh Trạm Lư, Thắng Tà, Ngư Trường đem cống. V sau Ngô Vương Hạp Lư đem thanh Ngư Trường đưa cho Chuyên Chư hành thích Vương Liêu. Thanh kiếm Trạm Lư bị rơi xuống nước, sau Sở vương tìm được. Vua nước Tần nghe tin đòi không được nên đem quân đánh Sở nhưng Sở vương nhất định không giao.

Tiết Chúc bẩm:

- Tiên sư từng nói là trong năm thanh kiếm thì thanh Thắng Tà là hạng nhất, Thuần Quân, Trạm Lư là thứ hai, rồi đến Ngư Trường. Cự Khuyết đứng hạng chót. Khi đúc thanh Cự Khuyết, vàng và đồng không hợp được với nhau nên Cự Khuyết chỉ sắc bén chứ không phải là bảo kiếm.

Câu Tiễn nói:

- Thế ra hai thanh Thuần Quân, Cự Khuyết của ta không địch được với Thắng Tà, Ngư Trường của vua Ngô ư?

Tiết Chúc sợ hãi:

- Tiểu nhân nói thẳng, đáng chết, xin đại vương thứ tội.

Câu Tiễn trầm ngâm không nói, nhưng cứ như lời Tiết Chúc thì hai thanh kiếm nước Việt không thể so được với hai thanh kiếm nước Ngô.

Phạm Lãi chen vào:

- Tiên sinh học được nghệ thuật của tôn sư, vậy thử xây lò đúc kiếm, đúc vài thanh bảo kiếm, lẽ gì không sánh được với kiếm nước Ngô.

Tiết Chúc nói:

- Xin thưa với đại phu, tiểu nhân không đúc kiếm được.

Phạm Lãi hỏi:

- Chẳng hay vì cớ gì?

Tiết Chúc đưa hai bàn tay ra, chỉ thấy cả hai bên ngón tay cái và ngón tay trỏ đu cụt lủn, hai bàn tay chỉ có sáu ngón tay. Tiết Chúc đim nhiên nói:

- Muốn có kình lực đúc kiếm phải có sức của hai ngón cái, ngón trỏ. Tiểu nhân là kẻ tàn phế không thể làm được.

Câu Tiễn ngạc nhiên hỏi:

- Bốn ngón tay ngươi phải chăng bị kẻ thù chặt đứt?

Tiết Chúc đáp:

- Không phải kẻ thù, mà chính là sư huynh của tiểu nhân chặt đấy.

Câu Tiễn lại càng lạ lùng:

- Sư huynh của ngươi là Phong Hồ Tử phải không? Tại sao y lại chặt đứt tay ngươi? A, chắc là thuật đúc kiếm của ngươi trội hơn y, nên y mang lòng đố kỵ, chặt ngón tay ngươi để ngươi không thể đúc kiếm được nữa.

Tiết Chúc không muốn nói v chuyện của sư huynh, chỉ im lặng không đả động gì đến lời suy nghiệm của Câu Tiễn. Câu Tiễn nói tiếp:

-  Quả nhân bản tâm muốn sai người sang Sở đón Phong Hồ Tử v. E rằng y sợ ngươi báo thù nên chắc không chịu v.

Tiết Chúc thưa:

- Xin đại vương lượng xét, Phong sư huynh hiện nay đang ở nước Ngô chứ không phải ở nước Sở.

Câu Tiễn giật mình, hỏi:

- Y … y ở nước Ngô ư? Tại Ngô làm gì thế?

Tiết Chúc thưa:

- Ba năm trước đây, Phong sư huynh có đến nhà của tiểu nhân, đưa cho coi một thanh bảo kiếm. Tiểu nhân vừa nhìn thấy lin giật mình, hóa ra đó là một thanh kiếm báu mà tiên sư Âu Dã Tử trước đây đúc tại nước Sở, tên là Công Bố, trên thân kiếm có văn như dòng nước chảy, từ cán đến tận mũi, chỉ một đường không đứt đoạn. Tiểu nhân đã từng nghe tiên sư nói qua nên thoạt trông đã biết ngay. Hồi đó tiên sư phụng mệnh Sở vương đúc ba thanh kiếm, một là Long Uyên, hai là Thái A, ba là Công Bố. Sở vương thích lắm, không hiểu vì sao lại lọt vào tay sư ca.

Câu Tiễn nói:

- Chắc là Sở vương ban cho sư huynh ngươi đó!

Tiết Chúc thưa:

- Nói là Sở vương ban cho thì cũng không sai, nhưng đã qua tay hai người rồi. Theo lời Phong sư huynh, sau khi tướng nước Ngô đem quân phá Sở rồi, Ngũ Tử Tư đào mả Sở Bình vương lên lấy roi đánh vào tử thi, mới thấy trong mộ có thanh kiếm này. Khi v lại nước Ngô, nghe đến danh Phong sư huynh, nên y mới đem kiếm này tặng cho, nói là vốn của tiên sư đúc nên nay đưa cho Phong sư huynh gìn giữ.

Câu Tiễn giật mình:

- Ngũ Tử Tư dám đem kiếm báu cho người khác, quả thực khí độ anh hùng, quả thực anh hùng!

Bỗng dưng cười ha hả:

- May là Phù Sai trúng kế của ta, ép được y tự sát, ha ha, ha ha!

Câu Tiễn cười không ai dám lên tiếng. Một hồi lâu sau, y mới hỏi:

- Ngũ Tử Tư đem thanh Công Bố tặng cho sư huynh ngươi để sai y làm gì?

Tiết Chúc thưa:

- Theo lời Phong sư huynh thì khi đó Ngũ Tử Tư chỉ nói là vì ngưỡng mộ tiên sư, chứ không đòi gì cả. Phong sư huynh được thanh bảo kiếm, trong lòng cảm kích, nghĩ là Ngũ tướng quân dám đem một vật báu hi hữu thế gian đem tặng cho mình, không thể không tự mình đến gặp mặt tạ ơn. Cho nên y mới sang nước Ngô, đến nhà Ngũ Tử Tư, được Ngũ tướng quân dùng lễ thượng tân đãi đằng, lưu lại trong dinh, hết sức nồng hậu.

Câu Tiễn nói:

- Ngũ Tử Tư khiến cho người khác phải đem tính mạng ra hi sinh cho mình, đu dùng thủ đoạn đó. Trước đây y sai Chuyên Chư hành thích Vương Liêu, ắt cũng như thế.

Tiết Chúc nói:

- Ðại vương liệu sự như thần. Thế nhưng Phong sư huynh nào biết được âm mưu của Ngũ Tử Tư, sau khi thụ ân hậu hĩ như vậy, trong lòng hết sức cảm kích, mới hỏi xem mình có thể làm được việc gì. Ngũ Tử Tư trước sau chỉ nói: “Các hạ nhọc lòng đến nước Ngô, là khách quí của nước Ngô, không dám nhờ nhõi gì cả”.

Câu Tiễn chửi:

- Tên già gian xảo, y lấy thoái làm tiến đấy mà.

Tiết Chúc thưa:

- Ðại vương quả sáng suốt có thể nhìn xa vạn dặm. Phong sư huynh sau cùng thưa thật với Ngũ Tử Tư là y không có tài cán gì ngoài tài đúc kiếm, nay được đãi đằng hậu như thế xin đúc vài thanh bảo kiếm dâng tặng.

Câu Tiễn vỗ đùi nói:

- Có thế chứ!

Tiết Chúc nói tiếp:

- Ngũ Tử Tư lại nói là nước Ngô bảo kiếm cũng đã nhiu, chẳng cần đúc thêm làm gì nữa. Ðúc kiếm cực k hao tổn tâm lực, ngày xưa Can Tương, Mạc Tà đúc kiếm không thành, Mạc Tà phải nhảy vào trong lò đúc, bảo kiếm mới đúc xong. Cái thảm sự đó nhất định không để cho lại xảy ra nữa.

Câu Tiễn lạ lùng:

- Y quả thực không mong Phong Hồ Tử đúc kiếm cho y ư? Thế thì lạ thật.

Tiết Chúc thưa:

-  Lúc đó Phong sư huynh cũng lấy làm lạ. Một hôm, Ngũ Tử Tư lại đến tân quán cùng Phong sư huynh nhàn đàm, mới nói tới chuyện nước Ngô cùng các nước ở phương Bắc như nước T, nước Tấn tranh bá đồ vương, tuy chiến sĩ nước Ngô dũng khí có thừa, ngặt là dùng xe chiến đấu lại có chỗ chẳng kịp, nếu như xảy ra bộ chiến, kiếm kích đang dùng cũng chẳng sắc bén bằng. Lúc đó Phong sư huynh mới cùng y đàm luận v thuật đúc kiếm. Hóa ra cái việc mà Ngũ Tử Tư muốn đúc, chẳng phải chỉ là một hai thanh bảo kiếm mà là hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm sắc.

Câu Tiễn lúc đó mới tỉnh ngộ, không nhịn nổi phải kêu lên “Ái chà” một tiếng đồng thời liếc mắt nhìn Văn Chủng, Phạm Lãi. Văn Chủng lúc ấy mặt đầy nét lo, còn Phạm Lãi thì ngơ ngẩn như người mất hồn, bèn hỏi:

- Phạm đại phu, ý ngươi thế nào?

Phạm Lãi đáp:

- Ngũ Tử Tư tuy diệu kế đa đoan, không nói y đã chết rồi mà nếu như có còn tại thế, cũng không thoát khỏi bàn tay đại vương.

Câu Tiễn cười:

- Hắc hắc, chỉ e quả nhân không phải đối thủ của Ngũ Tử Tư đâu.

Phạm Lãi nói:

- Ngũ Tử Tư đã bị đại vương dùng xảo kế trừ đi rôi, không lẽ y còn làm hại nước Việt được sao?

Câu Tiễn ha hả cười:

- Ðiu đó cũng chẳng sai. Tiết Chúc, sư huynh ngươi nghe lời Ngũ Tử Tư, giúp y đúc kiếm chăng?

Tiết Chúc thưa:

- Chính thế. Thế rồi Phong sư ca đi theo Ngũ Tử Tư đến xưởng đúc kiếm ở Mạc Can sơn, thấy hơn một ngàn thợ đương rèn kiếm, nhưng phép tắc chưa thật là hay, nên đứng ra chỉ điểm, thành ra từ đó kiếm nước Ngô sắc bén không nước nào bì kịp.

Câu Tiễn gật đầu:

- Hóa ra là như thế!

Tiết Chúc nói tiếp:

Ðúc kiếm được một năm, Phong sư ca làm việc quá độ nên tinh lực hao mòn, mới đem tên của tiểu nhân nói cho Ngũ Tử Tư hay. Ngũ Tử Tư lin sửa soạn lễ vật, sai Phong sư ca đến mời tiểu nhân qua nước Ngô, giúp Phong sư ca đúc kiếm. Tiểu nhân mới nghĩ rằng thế hai nước Việt Ngô vốn dĩ thù nhau lâu đời, nước Ngô đúc được kiếm sắc, chẳng cứ gì giết người T, người Tấn, mà còn giết luôn cả người Việt mình nữa, nên mới khuyên Phong sư ca đừng trở lại nước Ngô nữa.

Câu Tiễn nói:

- Chính thế, ngươi quả là người hiểu biết.

Tiết Chúc rập đầu:

- Ða tạ đại vương khen ngợi. Thế nhưng Phong sư ca không nghe lời khuyên, hôm đó ngủ lại, nửa đêm đột nhiên dí kiếm sắc vào cổ tiểu nhân, rồi chặt đứt bốn ngón tay khiến cho thành phế nhân.

Câu Tiễn giận quá, lớn tiếng:

- Nếu sau này bắt được Phong Hồ Tử, ta sẽ băm vằm y thành mắm.

Văn Chủng nói:

- Tiết tiên sinh, bản thân ông không đúc kiếm được, nhưng chỉ bảo cho thợ rèn, mình vẫn có thể đúc được hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm sắc.

Tiết Chúc nói:

- Bẩm đại phu, sắt để đúc kiếm thì hai nước Việt Ngô đu có cả, nhưng đồng tốt thì Việt có, mà thiếc tốt thì lại ở tại Ngô.

Phạm Lãi nói:

- Ngũ Tử Tư vốn đã sai người canh gác Tích sơn, không cho dân chúng đào thiếc, phải thế không?

Tiết Chúc mặt lộ vẻ kinh ngạc, nói:

- Phạm đại phu, nguyên lai ngài đã biết chuyện đó rồi.

Phạm Lãi mỉm cười:

- Ta chỉ đoán thế mà thôi. Nay Ngũ Tử Tư đã chết rồi, lệnh y ban ra chắc gì người Ngô còn theo. Nếu đem giá cao mà mua nghĩ rằng thiếc tốt kiếm cũng không khó.

Câu Tiễn nói:

- Thế nhưng nước xa không chữa được lửa gần, kiếm được đồng, mua được thiếc, xây lò, đúc kiếm, đúc không được kiếm tốt lại phải khởi từ đầu, ít ra cũng mất độ hai ba năm. Nếu như Phù Sai không sống được tới lúc đó chẳng hóa ra là cái hận để đời sao?

Văn Chủng, Phạm Lãi cùng khom lưng thưa:

- Chính thế, chúng thần xin chờ nghe kế sách của đại vương.

Phạm Lãi rời cung rồi, trong lòng suy nghĩ:

- Ðại vương đợi chẳng nổi hai ba năm, còn ta thì thêm một ngày, một đêm, cũng đã ...

Nghĩ tới đó, ngực thấy đau nhói, trong đầu hiện ra ngay một bóng hình diễm tuyệt. Ðó là hình bóng người con gái giặt lụa bên bờ suối Tây Thi. Người con gái đó tên là Di Quang, chính mình đã tìm khắp thiên hạ để có được, người đã do linh khí núi sông nước Việt tạo thành, rồi lại chính mình đưa lên đường sang cống vào cung nước Ngô.

Ðường từ Cối Kê sang Cô Tô rất ngắn, chỉ mất vài ngày đường thủy, thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn ngủi ấy, hai người đã yêu nhau thắm thiết, không thể nào chia lìa. Trên khuôn mặt trắng ngần của Tây Thi, hai giọt lệ chẳng khác nào hai hạt trân châu, tiếng nàng êm đm như suối chảy:

- Thiếu Bá, chàng hãy hứa, nhất định sẽ sang đón thiếp v, càng sớm càng hay, thiếp ngày đêm trông đợi. Chàng hãy nói một lần nữa, nói là sẽ không bao giờ quên thiếp cả.

Thù nước Việt không thể không báo, nên đành phải thế. Thế nhưng Di Quang còn phải nằm trong vòng tay Phù Sai, thì lòng hờn ghen, khổ não lúc nào cũng dằn vặt trong tim. Phải đúc kiếm thật nhanh, kiếm phải sắc bén hơn kiếm của nước Ngô...

Chàng chậm rãi đi trên đường, theo sau là mười tám vệ sĩ lẽo đẽo ở xa.

Bỗng dưng từ con đường phía tây vọng đến tiếng một đoàn người hát bằng tiếng Ngô:

- Kiếm ta sắc h, địch mất mật. Kiếm ta vung lên h, địch rơi đầu ...

Tám người mặc áo xanh, tay choàng tay, cất tiếng hát rống lên, cùng nhau tiến tới như chỗ không người. Người đi đường ai nấy tránh giạt ra một bên. Ðó chính là bọn kiếm sĩ nước Ngô toàn thắng hôm trước trong cung nước Việt, hẳn là uống rượu vào, hoành hành nhiễu loạn trên đường phố.

Phạm Lãi nhíu mày, nỗi tức giận dâng lên đầy ngực.

Tám tên kiếm sĩ nước Ngô đi đến trước mặt Phạm Lãi. Tên đi đầu mắt lờ đờ say, nhìn chàng trừng trừng, rồi nói:

- Ngươi là Phạm đại phu ... ha ha, ha ha, ha ha!

Hai tên vệ sĩ vội sấn lên trước, chặn trước mặt  Phạm Lãi, hét lớn:

- Không được vô lễ, mau tránh ra!

Tám tên kiếm sĩ cùng cất tiếng cười hô hố, nhái giọng Việt:

- Không được vô lễ, mau tránh ra!

Hai tên vệ sĩ rút phắt trường kiếm, thét to:

- Ðại vương đã ra lệnh, ai dám động đến đại phu sẽ bị chém đầu!

Tên đi đầu trong bọn nước Ngô, chân nam đá chân siêu, hỏi lại:

- Chém đầu ngươi, hay chém đầu ta?

Phạm Lãi nghĩ thầm:

- Bọn này là sứ thần nước Ngô, tuy vô lễ, nhưng không nên cùng chúng động thủ.

Vừa định nói: “Tránh cho họ đi” thì đột nhiên ánh sáng lấp lánh, hai tên vệ sĩ kêu la thảm khốc, tiếp theo hai tiếng leng keng, hai bàn tay phải cầm kiếm của họ đã rơi xuống đất. Tên đi đầu trong bọn nước Ngô chậm rãi cho kiếm vào vỏ, mặt đầy vẻ ngạo nghễ.

Mười sáu người còn lại trong bọn vệ sĩ nhất t rút kiếm, chạy lên bao vây bọn kiếm sĩ nước Ngô. Tên đi đầu ngửa mặt lên trời cười ha hả, nói:

- Bọn ta từ Cô Tô đến Cối Kê, vốn đã không mong sống sót mà v, thử xem nước Việt chúng bay đem bao nhiêu nhân mã tới giết được tám người chúng ta nào?

Tiếng “nào” vừa dứt, lập tức tám người cùng rút kiếm ra, đâu lưng với nhau thành một khối.

Phạm Lãi nghĩ thầm: “Việc nhỏ không nhịn ắt hư chuyện lớn, hiện nay nước ta chưa chuẩn bị xong, không nên giết tám tên này làm gì, để cho Phù Sai mất mặt”. Bèn thét:

- Tám người này là sứ thần thượng quốc, dẫu sao cũng không nên vô lễ với họ, lui ra đi!

Nói xong đứng tránh sang một bên đường. Bọn vệ sĩ ai nấy tức khi bừng bừng, mắt như muốn đổ lửa, nhưng vì đại phu ra lệnh nên đành phải lui vào. Tám tên Ngô sĩ lớn tiếng cười ha hả, cùng gân cổ lên hát:

- Kiếm ta sắc h, địch mất mật. Kiếm ta vung lên h, địch rơi đầu ...

Bỗng nhiên có tiếng kêu be be, một thiếu nữ mặc áo mỏng màu xanh lục dẫn độ mươi con dê, từ con đường phía đông đi tới. Ðàn dê tới ngang bọn kiếm sĩ nước Ngô lin tránh đi vòng qua một bên.

Một tên Ngô sĩ  hứng chưa dứt, vung kiếm một cái, chém một con dê từ đầu tới đuôi cắt thành hai mảnh, tưởng như lấy chỉ mà căng, cả cái mũi cũng đứt làm đôi. Kiếm thuật tinh xảo như thế, chưa nghe ai làm được bao giờ. Bảy tên Ngô sĩ cùng lớn tiếng hoan hô. Phạm Lãi không nhịn được phải bật lên: “Kiếm giỏi thực!”.

Thiếu nữ lật đật vung cây gậy trúc trong tay, lùa đàn dê v phía sau mình, hỏi :

- Tại sao ông lại giết dê của tôi?

Thanh âm vừa nhỏ nhẹ, vừa trong trẻo nhưng chứa vài phần phẫn nộ.

Tên Ngô sĩ  giết con dê kia vung thanh kiếm dính đầy máu lên hoa hoa dọa nạt, cười nói:

- Này cô gái, ta muốn chặt cô thành hai khúc nữa.

Phạm Lãi vội gọi:

- Này cô kia, mau lại đây, bọn họ say rượu đấy.

Cô gái đáp:

- Uống rượu thì uống rượu chứ đâu phải muốn dọa ai thì dọa.

Tên kiếm sĩ nước Ngô vung kiếm chém nhứ mấy lượt trên đầu cô gái, cười nói:

- Ta đang định chặt cái đầu cô, nhưng thấy cô xinh đẹp, bỏ qua uổng quá.

Bảy tên còn lại cùng cười hô hố.

Phạm Lãi thấy cô gái mặt trái xoan, lông mi dài, mắt to, da trắng trẻo, dung mạo tú lệ, thân hình nhỏ nhắn, ẻo lả, lòng không nỡ để yên, gọi lớn:

- Cô nương, mau lại đây!

Cô gái quay lại đáp:

- Vâng ạ!

Tên kiếm sĩ nước Ngô vung kiếm ra toan cắt dây lưng cô gái, cười nói: “Ðể ta ...”. Chỉ mới nói được hai tiếng thì cây gậy trúc trong tay cô gái đã vụt đâm lên, trúng ngay vào cổ tay y. Gã kiếm sĩ cổ tay đau nhói, kêu lên một tiếng, kiếm rơi xuống đất. Cây gậy trúc lại vung lên một lần nữa, chỉ thấy  vụt một lằn xanh, đã đâm trúng ngay mắt trái đối thủ. Gã kiếm sĩ nước Ngô rống lên một tiếng, hai tay ôm mắt, kêu gào luôn mồm.

Hai  lần cô gái vung gậy lên, nhẹ nhàng khéo léo, đâm vào cổ tay, vào mắt, trông như không có gì cả, mà không hiểu sao gã kiếm sĩ  nước Ngô không tránh được. Bảy tên kiếm sĩ còn lại kinh sợ kêu lên, một tên cao lớn múa kiếm nhắm mắt cô gái đâm tới. Tiếng kiếm đâm ra kêu vù vù, đủ biết kình lực mười phần mạnh mẽ.

Thế nhưng cô gái không né tránh, chỉ đâm gậy trúc ra, đánh sau mà tới trước, á một tiếng đã đâm trúng vai phải gã Ngô sĩ. Kình lực  đâm của gã lập tức nhũn xuống. Gậy cô gái lại vung ra, đâm ngay vào mắt phải. Gã kiếm sĩ nước Ngô kêu rống như heo bị chọc tiết, hai tay vung loạn cả lên, máu từ trong mắt chảy ra ròng ròng, hết sức ghê rợn.

Chỉ bốn chiêu mà cô gái đãm đâm mù mắt hai tên nước Ngô. Ai nấy thấy cô thuận tay vung lên, đối thủ lập tức bị thương, đu phải giật mình. Sáu tên kiếm sĩ  nước Ngô vừa tức, vừa sợ, cùng rút trường kiếm, vây cô gái lại.

Phạm Lãi khá giỏi kiếm thuật, trông cô gái chỉ chừng mười sáu, mười bảy, dùng một cây gậy trúc mà đâm mù mắt hai tay cao thủ nước Ngô. Thủ pháp tuy nhìn không rõ, nhưng thực là kiếm pháp thượng thừa. Phạm Lãi vừa sợ vừa vui, thấy sáu tên kiếm sĩ cùng rút binh khí vây cô gái, thầm nghĩ tuy cô gái kiếm thuật tinh tường, nhưng khó lòng địch lại sáu cao thủ, nên lớn tiếng nói:

- Các vị kiếm sĩ, không sợ làm bại hoại thanh danh nước Ngô sao? Cậy số đông, ha ha!

Nói rồi vỗ tay một cái, mười sáu vệ sĩ nước Việt lập tức rút kiếm giàn ra vây bọn sáu người nước Ngô lại.

Cô gái lạnh lùng cười  nhạt:

- Sáu người đánh một chắc gì đã thắng nào!

Tay trái khẽ giơ lên, gậy trúc trong tay phải đâm vào mắt một tên Ngô sĩ. Tên này giơ kiếm lên đỡ, nhưng cô gái đã chuyển đầu gậy đâm vào ngực một tên khác. Ngay lúc đó, ba thanh kiếm của ba tên Ngô sĩ cùng hướng vào cô gái đâm tới. Thế nhưng thân pháp cô gái hết sức nhanh nhẹn, chỉ lách nhẹ đã tránh khỏi cả ba mũi kiếm, nghe cách một tiếng, gậy trúc đã đâm trúng cổ tay tên phía bên trái. Tên này năm ngón tay nhũn ra, trường kiếm rơi ngay xuống đất.

Mười sáu người vệ sĩ nước Việt vốn muốn từ ngoài đánh vào, nhưng lúc đó trường kiếm của bọn kiếm sĩ nước Ngô đang vung tít, thành một một mạng lưới kiếm xanh lấp lánh, nên đám vệ sĩ không tài nào tới gần được.

Chỉ thấy cô gái phiêu hốt qua lại trong mạng lưới kiếm đó, tà áo màu xanh nhạt cùng giây lưng phất phới bay, trông hết sức ngoạn mục. Nghe tiếng “ối chà” cùng tiếng “loảng xoảng” liên hồi, trường kiếm bọn kiếm sĩ nước Ngô lần lượt rơi xuống đất, kẻ thì nhảy ra ngoài, kẻ thì lầy tay bưng mặt, kẻ thì lăn ra đường, kẻ nào cũng bị đâm mù một bên, không mắt phải thì mắt trái.

Cô gái thu gậy v đứng nhìn, cất giọng nhí nhảnh:

- Bọn ngươi giết chết con dê của ta, có chịu đn không nào?

Tám tên kiếm sĩ nước Ngô vừa kinh hãi, vừa phẫn nộ, kẻ lớn tiếng gầm gừ, kẻ run lẩy bẩy. Bọn này vốn dĩ là những võ sĩ hết sức dũng mãnh, giá có bị chặt cụt hai chân, hai tay cũng không khiếp sợ. Thế nhưng nay bỗng dưng họ bị một cô gái chăn dê đánh bại, mà lại không hiểu vì sao nên trong kinh hãi đầu óc có phần hoang mang..

Cô gái nói tiếp:

- Các ngươi không đn con dê cho ta, ta đâm mù nốt mắt kia bây giờ.

Tám tên kiếm sĩ nghe vậy, không hẹn mà cùng nhảy lùi một bước. Phạm Lãi kêu lớn:

- Này cô gái, để ta đn cho cô một trăm con dê, cô thả cho bọn họ đi.

Cô gái nhìn Phạm Lãi mỉm cười, nói:

- Ông tốt bụng quá, nhưng tôi không cần đn một trăm con, chỉ một con là đủ rồi.

Phạm Lãi quay lại bọn vệ sĩ:

- Các ngươi hộ tống sứ giả thượng quốc v nhà khách nghỉ ngơi, mời thầy thuốc lại chữa mắt cho họ.

Bọn vệ sĩ tuân lệnh, cử ra tám người, rút kiếm áp tống. Tám tên Ngô sĩ tay không binh khí, chẳng khác gì gà thua độ, cúi đầu, xịu mặt lủi thủi đi v. Phạm Lãi tiến lên mấy bước, hỏi:

- Tôn tính cô nương là gì?

Cô gái hỏi lại:

- Ông hỏi cái gì thế?

Phạm Lãi nói:

- Tên cô là gì?

Cô gái đáp:

- Tên tôi là A Thanh, còn tên ông gọi là gì?

Phạm Lãi mỉm cười, nghĩ thầm:

- Con gái nhà quê, không biết lễ phép, không hiểu sao lại học được kiếm thuật xuất thần nhập hóa như thế. Chỉ cần hỏi xem thầy của cô ta là ai, mời lại dạy cho võ sĩ nước Việt, thì việc phá quân Ngô không khó khăn gì.

Nghĩ tới việc cùng Tây Thi hội ngộ gần k, bỗng thấy trong lòng hớn hở, trả lời:

- Tên ta là Phạm Lãi. Này cô, mời cô đến nhà ta ăn cơm được không?

A Thanh nói:

- Tôi không đi đâu. Tôi còn phải lùa dê đi ăn cỏ.

Phạm Lãi nói:

- Nhà ta có vườn cỏ tốt lắm, cô cho dê đến ăn, tôi còn đn cho cô thêm mười con dê béo nữa.

A Thanh vỗ tay cười:

- Nhà ông có vườn cỏ rộng ư? Thế thì tốt quá. Nhưng tôi không bắt đn ông, vì có phải ông giết dê của tôi đâu.

Nói xong cô gái ngồi sụp xuống đất, vỗ v con dê bị cắt thành hai mảnh, giọng bùi ngùi:

- Lão Bạch ơi, tội nghiệp mày, người ta giết mày mà tao ... không cứu mày sống lại được.

Phạm Lãi sai vệ sĩ:

- Ðem hai mảnh con Lão Bạch gói lại, chôn tại bên nhà cô gái, nghe chưa!

A Thanh đứng lên, trên gò má vẫn hai hàng lệ rơi nhưng trong mắt đã hiện nỗi mừng, nói:

- Phạm Lãi, ông ... ông không đem Lão Bạch làm thịt ăn đấy chứ?

Phạm Lãi nòi:

- Dĩ nhiên là không rồi. Ðây là con Lão Bạch ngoan ngoãn, yêu quí của cô, ai lại ăn thịt nó.

A Thanh thở dài:

- Ông tốt bụng quá. Tôi rất ghét ai đem dê của tôi xẻ ra ăn thịt. Nhưng mà má tôi bảo là không bán dê cho người ta thì mình đâu có tin mua gạo.

Phạm Lãi nói:

- Thôi từ giờ trở đi, để ta cho người mang gạo, vải tới cho mẹ cô, dê cô nuôi không cần phải bán cho ai nữa.

A Thanh mừng quá, ôm chặt lấy Phạm Lãi, kêu lên:

- Ông tốt bụng quá!

Bọn vệ sĩ thấy cô gái ngây thơ, lại cứ gọi đích danh tên Phạm Lãi, ngay giữa đường ôm chặt lấy ông ta, nực cười quá đu quay đầu ra chỗ khác, nhưng không dám cười thành tiếng.

Phạm Lãi nắm tay cô, tưởng chừng cô là tiên nữ trên trời xuống trần, chỉ thoắt một cái đã có thể biến mất. Hai người đi giữa đàn dê kêu be be, cùng lững thững đi v phủ.

A Thanh lùa dê đi vào phủ đệ Phạm Lãi, kinh hãi kêu lên:

- Nhà ông sao mà lớn thế, một mình ông ở sao cho hết được?

Phạm Lãi mỉm cười:

- Chính là ta thấy nhà rộng quá, nên định mời má cô và cô đến ở luôn, có được không? Trong nhà cô còn ai nữa?

A Thanh đáp:

- Chỉ có má tôi với tôi hai người thôi. Nhưng không biết má tôi có chịu không. Má tôi thường dặn tôi là đừng nói chuyện nhiu với đàn ông. Nhưng ông là người tốt, không định làm hại chúng tôi đâu.

Phạm Lãi bảo A Thanh lùa dê vào vườn hoa, rồi gọi đầy tớ dọn bánh trái, hoa quả điểm tâm ra nhà mát khoản đãi cô gái. Bọn người nhà thấy đàn dê tha hồ ăn mẫu đơn, thược dược, chi lan, hồng ... cùng các loại k hoa dị thảo khác mà Phạm Lãi chỉ cười khì khì, đu ngạc nhiên.

A Thanh uống trà, ăn bánh, rất lấy làm thích thú. Phạm Lãi nói chuyện với cô hồi lâu, thấy cô ngôn ngữ ấu trĩ, hoàn toàn chẳng hiểu việc đời, sau cùng mới hỏi:

- A Thanh cô nương, vị sư phụ nào dạy cô kiếm thuật thế?

A Thanh trợn tròn đôi mắt, hỏi lại:

- Kiếm thuật nào? Tôi làm gì có sư phụ.

Phạm Lãi nói:

- Cô chỉ dùng một thanh trúc mà đâm mù mắt tám tên đê tiện, cái đó là kiếm thuật đấy, ai dạy cô vậy?

A Thanh lắc đầu:

- Không ai dạy tôi hết, tôi tự biết đấy thôi.

Phạm Lãi thấy cô thái độ chân thực, không tỏ vẻ gì là dối trá, trong lòng lấy làm lạ: “Không lẽ dị nhân giáng trần thật sao?” nên hỏi tiếp:

- Thế cô từ bé đã biết múa gậy ư?

A Thanh đáp:

- Thực ra thì tôi không biết đâu, năm tôi mười ba tuổi, ông Bạch lại cưỡi dê, tôi không cho ông ấy cưỡi, lấy gậy trúc ngăn lại. Ông ấy cũng lấy một cây gậy đánh tôi, hai bên đánh lẫn nhau. Lúc đầu ông ấy đánh trúng tôi, tôi không đánh được ông ấy. Ngày nào tôi và ông ấy cũng lấy gậy đùa chơi, gần đây tôi đánh trúng được ông Bạch rồi, đánh ông ấy đau lắm mà ông ấy không đánh tôi được. Thành ra hồi này ông ấy không thèm tới đùa với tôi nữa.

Phạm Lãi vừa mừng vừa sợ, nói:

- Ông Bạch ông ấy ở đâu? Cô dẫn ta tới gặp ông Bạch được không nào?

A Thanh nói:

- Ông ấy sống ở trong núi, kiếm không được đâu. Ông ấy lại kiếm tôi được mà tôi không kiếm ra ông ấy.

Phạm Lãi hỏi:

- Thế ta muốn gặp ông ấy thì làm cách nào?

A Thanh ngẫm nghĩ một hồi:

- À, chỉ có cách ông đi chăn dê với tôi, mình cùng đi đến chân núi đợi ông ấy ra. Thế nhưng đâu có biết ông ấy ra lúc nào đâu.

Nói rồi thở dài:

- Ðã lâu lắm rồi không thấy ông ấy ra chơi.

Phạm Lãi nghĩ thầm:

- Vì nước Việt, vì Di Quang, theo cô ta đi chăn dê đã làm sao nào! Kiếm thuật của A Thanh, nhất định là do vị ẩn sĩ trong núi Bạch công công này truyn thụ. Có lẽ là ông Bạch thấy cô nhỏ tuổi, thuần phác, nên mới lấy gậy trúc đùa với cô ta. Một cô bé quê mà còn học được kiếm thuật tinh vi đến thế, mời v đạy cho võ sĩ nước Việt, việc phá Ngô ắt phải thành.

Nghĩ vậy, Phạm Lãi bèn nói:

- Tốt lắm, để ta đi theo cô chăn dê, chờ ông Bạch nhé.

Sau khi đãi A Thanh ăn cơm, Phạm Lãi theo cô đến chân núi ở bên ngoài thành để cùng chăn dê. Bộ thuộc, thủ hạ không ai hiểu nguyên nhân, nên lấy làm quái lạ. Luôn mấy ngày, Phạm Lãi tay cầm gậy trúc, cùng A Thanh đến chân núi, hát xướng, chờ ông Bạch ra.

Ðến ngày thứ năm, Văn Chủng đến Phạm phủ thăm bạn, thấy người phu khiêng kiệu mặt rầu rầu, mới hỏi:

- Sao lâu nay không thấy Phạm đại phu, khiến cho đại vương khắc khoải, nên sai ta đến thăm. Hay là Phạm đại phu không được khỏe chăng?

Người phu đáp:

- Bẩm Văn đại phu, Phạm đại phu khỏe mạnh bình thường, chỉ có ... chỉ có điu ...

Văn Chủng hỏi gặng:

- Chỉ sao?

Người phu khiêng kiệu đáp:

- Văn đại phu là bạn thân của Phạm đại phu, bọn chúng tôi là người dưới không dám nói, mong Văn đại phu khuyên bảo giùm.

Văn Chủng càng thêm k quái, hỏi:

- Phạm đại phu có chuyện gì thế?

Người phu đáp:

- Phạm đại phu mê cái ... mê cái cô nhà quê biết đánh gậy, ngày nào cũng theo cô ta đi chăn dê, lại không cho vệ sĩ đi theo, tới tối mịt mới v. Tiểu lại có việc muốn gặp cũng chẳng ai dám đến quấy rầy cả.

Văn Chủng cười ha hả, nghĩ thầm:

- Hồi Phạm hin đệ còn ở tại nước Sở, người ta vẫn gọi là gã Phạm khùng. Y hành sự khác người, người thường không sao hiểu nổi.

Chính lúc đó Phạm Lãi đang ngồi trên bãi cỏ ở trin núi, kể chuyện Tương phi và sơn quỉ nước Sở. A Thanh ngồi bên cạnh chăm chú nghe, cặp mắt đen láy, nhìn không chớp mắt, bỗng nhiên hỏi:

- Bộ Tương phi thực sự đẹp đến thế sao?

Phạm Lãi chậm rãi nói:

- Mắt nàng so với nước suối kia còn trong hơn, còn sáng hơn ...

A Thanh lại hỏi:

- Thế trong mắt cô ấy có cá bơi không?

Phạm Lãi vẫn nói tiếp:

- Da nàng so với mây trắng trên trời cao còn mm mại hơn, ấm áp hơn.

A Thanh hỏi:

- Chẳng lẽ cũng có chim bay trong đó ư?

Phạm Lãi vẫn nói:

- Miệng nàng so với đóa hoa hồng còn mịn màng hơn, diễm lệ hơn. Môi nàng ướt át, so với giọt sương trên cánh hoa còn óng ánh hơn. Tương phi đứng bên bờ nước, bóng nàng in trên sông Tương, hoa mọc ở đây thẹn thùng mà khô héo cả, cá cũng không dám đến bơi trong giòng, sợ sẽ làm rung động tan mất bóng của nàng. Bàn tay trắng muốt khua trong nước, mm mại đến nỗi tưởng như tan vào giòng sông ...

A Thanh hỏi:

- Phạm Lãi, ông đã gặp cô ấy rồi, phải không? Sao ông biết rành rọt thế?

Phạm Lãi thở dài, nói:

- Ta đã gặp, đã ngắm nàng rất là kỹ càng.

Người chàng nói đến là Tây Thi chứ không phải Tương phi. Phạm Lãi  quay đầu hướng v phương Bắc, nhìn giòng sông cuồn cuộn, nghĩ đến người con gái mỹ lệ đó đang ở tại thành Cô Tô nước Ngô giờ này ra sao? Ðang k cận bên Ngô vương chăng? Hay đang nghĩ đến ta?

A Thanh lại hỏi:

- Phạm Lãi, râu ông trông k cục quá, cho tôi vuốt một cái được không?

Phạm Lãi nghĩ thầm, không biết nàng lúc này đang cười hay đang khóc. A Thanh lại nói:

- Phạm Lãi, râu của ông có hai sợi trắng, thật là vui, trông giống lông dê của tôi quá.

Phạm Lãi nghĩ tiếp:

- Ngày chia tay, nàng gục đầu vào vai ta mà khóc, nước mắt nàng thấm ướt một bên vạt áo ta. Chiếc áo đó ta không bao giờ giặt, trong nước mắt nàng có lẫn cả nước mắt ta.

A Thanh nói:

- Phạm Lãi, tôi muốn nhổ một sợi râu của ông để nghịch chơi, có được không? Tôi chỉ nhổ khe khẽ thôi, không làm đau ông đâu.

Phạm Lãi nghĩ tiếp:

- Nàng nói rằng nàng thích nhất được ngồi trên thuyn trên sông, trên hồ chầm chậm theo nước mà bơi. Ðợi khi nào đoạt được nàng v, chức đại phu ta cũng chẳng màng, chỉ mong được mỗi ngày cùng nàng ngồi trên thuyn, bơi dạo khắp sông hồ.

Bỗng nhiên thấy cằm đau nhói, A Thanh đã nhổ được một sợi râu của chàng. Chỉ thấy A Thanh cười khanh khách, nhưng tiếng cười chưa dứt đã reo lên:

- Ông đến rồi!

Như một làn khói nhấp nháy, A Thanh đã chạy vụt ra. Thế là một bóng xanh, một bóng trắng quấn quít nhanh vô tả, hai bên đã đấu với nhau. Phạm Lãi mừng quá: “Ông Bạch tới rồi!”.

Hai người đấu một lúc, thân pháp chậm lại, chàng không nhịn được phải kêu “A” lên một tiếng. Kẻ đang đấu với A Thanh không phải người mà là một con vượn trắng.

Con vượn cũng cầm trong tay một cây gậy trúc, múa tít đấu với cây gậy trong tay A Thanh. Con vượn đó ra chiêu cực k xảo diệu, kình đạo lợi hại, mỗi lần vung ra có tiếng kêu vù vù. Thế nhưng chiêu nào nó đánh ra A Thanh cũng đỡ được, nàng còn tùy thời mà phản kích lại, tung ra những chiêu lợi hại không kém.

Mấy hôm trước, khi A Thanh đấu với bọn kiếm sĩ nước Ngô trên đường cái, mỗi lần vung gậy ra đu đâm mù mắt một tên, nhưng lần nào ra chiêu cũng như lần nào. Ðến bây giờ Phạm Lãi mới thực thấy sự tinh xảo v kiếm thuật của cô gái. Tuy sở học v đánh kiếm của chàng không nhiu, nhưng vì vẫn thường xem các vệ sĩ nước Việt luyện kiếm, kiếm ai hay, kiếm ai dở chỉ liếc mắt là biết ngay. Khi hai bên kiếm sĩ Ngô Việt đấu với nhau, chàng đã hết sức bội phục, nay xem A Thanh đấu với con vượn, tuy chỉ cầm cành tre, nhưng chiêu pháp tinh k, kiếm thuật của bọn kiếm sĩ hai nước Việt Ngô xem như trò trẻ.

Cây trúc trong tay con vượn trắng mỗi lúc một nhanh, A Thanh thỉnh thoảng lại đứng im không động đậy, chỉ lâu lâu lại phóng gậy ra, nhanh như một ánh điện chớp, ép cho con vượn phải lùi lại.

A Thanh đẩy cho bạch viên lùi được ba bước, lại thu gậy đứng nhìn. Con vượn trắng hai tay cầm gậy, nhảy vọt lên cao, dùng hết sức từ trên cao đánh xuống. Phạm Lãi thấy tình hình cực k nguy cấp, sợ quá, kêu lên:

- Coi chừng!

Ðã thấy A Thanh vung gậy tạt ra, nghe hai tiếng lách cách, cây gậy của con vượn đã rơi xuống đất.

Con vượn trắng hú lên một tiếng dài, nhảy phắt lên cây, nhún vài cái, đã ra ngoài hơn mười trượng. Chỉ nghe tiếng kêu não n, mỗi lúc một xa. Trong sơn cốc tiếng vượn hú đáp lại, hồi lâu không dứt.

A Thanh quay đầu lại, thở dài, nói:

- Ông Bạch gãy hai cánh tay rồi, từ nay không còn ra ngoài chơi đùa với tôi được nữa.

Phạm Lãi ú ớ:

- Cô đánh gãy hai cánh tay của y ư?

A Thanh gật đầu:

- Sao hôm nay ông Bạch hung tợn quá, liên tiếp ba lần định xông vào giết ông đó.

Phạm Lãi giật mình:

- Y ... y định đâm chết tôi ư? Sao lại thế?

A Thanh lắc đầu:

- Tôi cũng chẳng biết tại sao.

Phạm Lãi thấy rờn rợn trong lòng: “Nếu không phải A Thanh cản được nó thì con vượn này muốn giết ta thật dễ như thổi tro trong bếp”.

Sáng sớm hôm sau, trong phòng luyện kiếm của Việt vương, A Thanh cầm một thanh gậy trúc đứng trước hai chục kiếm sĩ cao thủ hạng nhất nước Việt. Phạm Lãi biết cô ta không biết cách dậy người khác sử kiếm, nên chỉ còn cách để cho kiếm sĩ nước Việt bắt chước kiếm pháp của cô ta.

Thế nhưng không một kiếm sĩ nào đỡ được đến ba chiêu. Mỗi lần A Thanh giơ gậy lên, hoặc là bị đâm trúng cổ tay, rơi kiếm, hoặc trúng chỗ yếu hại lăn quay ra đất.

Hôm thứ hai, ba mươi kiếm sĩ bị cô ta đánh bại. Hôm thứ ba, lại thêm ba mươi võ sĩ bị cô ta dùng thanh gậy trúc đánh què tay, gẫy vai. Ðến ngày thứ tư, khi Phạm Lãi yêu cầu cô ta tái đấu với võ sĩ nước Việt thì không còn thấy cô đâu nữa. Tìm đến nhà, chỉ thấy nhà trống không và mươi con dê. Phạm Lãi sai vài trăm bộ thuộc đi khắp trong ngoài thành Cối Kê, khắp hoang sơn, thôn xóm để tìm nhưng không ai thấy tung tích gì của cô ta cả.

Tám mươi kiếm sĩ nước Việt không người nào học được chiêu thức nào của A Thanh, nhưng người nào cũng tận mắt nhìn thấy hình ảnh của thần kiếm. Ai nấy đu biết rằng, quả thực trên thế gian này có loại thần k kiếm pháp đó. Tám mươi người chỉ miễn cưỡng tìm ra được một chút manh mối v thân pháp phiêu phiêu hốt hốt đem truyn thụ lại cho người khác. Chỉ có thế mà kiếm pháp võ sĩ nước Việt đã trở thành vô địch thiên hạ rồi.

Trong khi đó, Phạm Lãi ra lệnh cho Tiết Chúc đốc thúc thợ giỏi, đúc ra hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm tốt.

Ba năm sau, Câu Tiễn hưng binh phạt Ngô, đụng trận tại bờ Ngũ Hồ. Năm nghìn quân Việt cầm kiếm đi trước, quân Ngô chặn lại. Hai bên giao tranh, trường kiếm quân Việt lấp lánh, quân Ngô tan tác. Vua Ngô Phù Sai phải lui v núi Dư Hàng. Việt binh truy kích, quân Ngô không cách nào đương cự với lối đánh kiếm thần tốc của quân Việt. Phù Sai thua trận tự sát. Quân Việt tiến vào kinh thành Cô Tô nước Ngô.

Phạm Lãi tự mình dẫn một ngàn binh cầm kiếm, đi thẳng vào Quán Oa cung của Ngô vương. Ðây chính là nơi Tây Thi ở. Chàng dẫn vài tên vệ sĩ, chạy vào cung, gọi:

- Di Quang! Di Quang!

Phạm Lãi chạy tới một hành lang dài, mỗi bước chân vang lại tiếng trong trẻo êm tai, hóa ra dưới chân là lòng đất rỗng. Tây Thi bước chân rất êm, mỗi bước đi uyển chuyển chẳng khác chi tiếng cầm tiếng sắt. Phù Sai làm đường hầm này, chỉ để nghe tiếng chân nàng thay tiếng nhạc.

Ở đầu phía bên kia, vang lại tiếng chân người. Mỗi bước chân tiếng nhạc lại tấu lên, vui mừng như tiếng sắt, trong trẻo như tiếng dao cầm. Một giọng nói nhỏ nhẹ cất lên:

- Thiếu Bá, có phải chàng đấy không?

Phạm Lãi thấy máu trong ngực sôi lên, vội đáp:

- Chính ta đây! Chính ta đây! Ta đến đón nàng đây!

Chàng thấy chính giọng mình cũng xúc động, nghe như giọng ai khác văng vẳng từ đâu đến. Chàng xăm xăm bước tới. Tiếng nhạc trong đường hầm càng dồn dập hơn, một thân hình mm mại ngả vào lòng chàng.

Ðêm xuân êm đm, mùi hoa thơm từ vườn bay xuyên qua rèm cửa, tỏa đầy Quán Oa cung. Phạm Lãi và Tây Thi hai người tận hưởng những ngày mong nhớ.

Bỗng dưng trong đêm thanh vắng, nghe đâu văng vẳng tiếng dê kêu be be. Phạm Lãi mỉm cười:

- Nàng vẫn không quên phong vị quê hương, trong cung thất mà cũng nuôi dê sao?

Tây Thi cười lắc đầu, chính nàng cũng lạ, sao lại có tiếng dê kêu ở đây. Thế nhưng đang ở bên ý trung nhân, chỉ có tình yêu êm đm, mọi  ý niệm khác đu tan biến trong khoảnh khắc. Nàng chậm rãi đưa tay nắm lấy bàn tay Phạm Lãi. Một luồng máu nóng cùng dâng lên trong huyết quản của hai người.

Ðột nhiên trong đêm khuya tĩnh mịch, tiếng một người con gái  ở đâu vang lại từ xa:

- Phạm Lãi, ngươi gọi Tây Thi của ngươi ra, ta muốn giết cô ta đi!

Phạm Lãi giật mình nhỏm dậy. Tây Thi thấy tay chàng bỗng dưng lạnh ngắt. Phạm Lãi đã nhận ra đó chính là tiếng của A Thanh. Tiếng kêu của cô vượt qua tường cao chung quanh Quán Oa cung, lọt vào tận đây.

- Phạm Lãi, Phạm Lãi, ta muốn giết Tây Thi của ngươi, chạy không thoát đâu. Ta nhất định sẽ giết cho bằng được Tây Thi.

Phạm Lãi vừa sợ hãi, vừa bàng hoàng:

- Tại sao cô ta lại muốn giết Di Quang? Di Quang từ trước tới nay đã phạm tội lỗi gì với cô ta đâu.

Nhưng chỉ một khoảnh khắc, mọi việc đu rõ ràng:

- Cô ta không phải hoàn toàn chỉ là một cô gái quê, không hiểu chuyện đời. A Thanh đã yêu ta.

Càng thấy bàng hoàng, càng thấy sợ hãi. Phạm Lãi trong đời đã từng gặp nhiu chuyện lớn, quyết đoán những việc hồ nghi, trải qua không biết bao nhiêu gian hiểm. Năm trước tại Cối Kê sơn bị quân Ngô vây hãm, lương thực hết, viện binh không, thế nhưng không hoang mang như lúc này. Tây Thi thấy lòng bàn tay chàng đầy mồ hôi lạnh, lại thấy tay run run.

Nếu như A Thanh muốn giết chính bản thân chàng, Phạm Lãi hẳn không sợ hãi, thế nhưng người nàng muốn giết lại là Tây Thi.

- Phạm Lãi, Phạm Lãi, ta muốn giết Tây Thi của ngươi, chạy không thoát đâu.

Tiếng của A Thanh khi bên đông, khi bên tây, từ ngoài tường thành vọng vào. Phạm Lãi trấn tĩnh lại, nói:

- Ðể ta đi ra ngoài gặp người này.

Chàng nhẹ buông tay Tây Thi ra, nhanh nhẹn đi ra ngoài cửa cung. Mười tám vệ sĩ lập tức theo sau. Tiếng gọi của A Thanh ai ai đu nghe, thấy nàng đứng ngoài cửa cung kêu tên tục người anh hùng phá Ngô Phạm đại phu, lấy làm lạ lùng.

Phạm Lãi ra đến ngoài cửa cung, ánh trăng sáng giãi đầy mặt đất. Nhìn quanh, không thấy bóng người, lớn tiếng nói:

- A Thanh cô nương, mời cô lại đây, ta có chuyện muốn nói.

Bốn b tĩnh mịch, không một âm thanh. Phạm Lãi nói tiếp:

- A Thanh cô nương, lâu không gặp, cô có được khỏe không?

Thế nhưng không nghe tiếng trả lời. Phạm Lãi đứng đợi hồi lâu nhưng chẳng thấy A Thanh xuất hiện.

Chàng quay lại dặn nhỏ vệ sĩ, lập tức điu một nghìn tên giáp sĩ, một nghìn kiếm sĩ, chia ra thủ ngự mặt trước, mặt sau Quán Oa cung.

Phạm Lãi v gặp lại Tây Thi, ngồi xuống nắm lấy tay nàng, không nói một câu. Trên đường đi từ cửa cung đến phòng, trong đầu chàng nổi lên bao nhiêu ý niệm:

- Hay là đưa một cung nữ giả làm Di Quang, để cho A Thanh giết? Hay là ta cùng nàng hóa trang thành giáp sĩ nước Việt, trốn khỏi Ngô cung, từ nay ẩn tính mai danh? Hay khi A Thanh đến ta tự sát trước mặt nàng, xin nàng tha mạng cho Di Quang? Hay ta điu hai ngàn cung thủ bảo vệ cửa cung, A Thanh tiến vào, lập tức bắn ra giết nàng ta đi?

Thế nhưng kế nào xem ra cũng có chỗ sơ hở, không vẹn toàn. A Thanh có đại công với nước Việt, lẽ nào lại giết cô ta. Chàng lặng nhìn Tây Thi bỗng nhiên trong lòng nảy sinh một ý niệm ấm áp: "Thôi hai người cùng chết với nhau, thế là tốt hơn cả. Hai người được chết cùng nhau một chỗ, còn gì hơn”.

Thời gian dần dần trôi. Tây Thi thấy tay Phạm Lãi ấm lại. Chàng không còn sợ hãi nữa mà trên khuôn mặt đã nở một nụ cười. Từ ngoài song cửa, ánh mặt trời đã le lói chiếu vào.

Bỗng từ ngoài vang lại những tiếng loảng xoảng, leng keng kéo dài bất tuyệt, rõ ràng là tiếng binh khí rơi xuống đất. Âm thanh đó từ cung môn tới, tưởng như một con rắn dài, trườn vào thật nhanh. Trong hầm cũng đã nghe tiếng binh khí loảng xoảng rơi. Một ngàn giáp sĩ cùng một ngàn kiếm sĩ cũng không ngăn nổi A Thanh. Chỉ nghe tiếng A Thanh kêu lên:

- Phạm Lãi, ngươi ở đâu?

Phạm Lãi nhìn Tây Thi rồi lớn tiếng nói:

- A Thanh, ta ở đây.

Tiếng “đây” chưa dứt, đã nghe “binh” một tiếng, cửa phòng mở tung, một bóng xanh bay vụt vào. Chính là A Thanh. Cây gậy trúc trên tay nàng chỉ thẳng vào ngực Tây Thi.

Nàng ngưng lại ngắm dung mạo Tây Thi, sát khí trên mặt dần dần dịu xuống, biến thành nỗi thất vọng, buồn rầu, rồi biến thành nỗi lạ lùng, hâm mộ, sau cùng trở nên cung kính, lẩm bẩm:

- Trong ... trong đời này, sao lại có người ... có người đẹp đến thế? Phạm Lãi, cô ấy còn đẹp hơn những gì ông mô tả.

Nàng uốn chiếc eo thon, hú lên một tiếng trong trẻo rn vang, vượt cửa sổ ra ngoài. Tiếng hú thoáng đã thật xa, mỗi lúc một nhỏ dần, nhưng dư âm còn vang động chưa dứt.

Mấy chục vệ sĩ vội chạy đến trước cửa. Vệ sĩ trưởng khom lưng thưa:

- Ðại phu không sao chứ?

Phạm Lãi xua tay, mọi người lui ra. Chàng cầm tay Tây Thi, nói:

- Chúng mình thay quần áo dân thường, đến Thái Hồ bơi thuyn, không trở lại đây nữa.

Ánh mắt Tây Thi sáng lên, tỏa ra một nim vui vô bờ bến. Bỗng nhiên, nàng hơi nhíu mày, đưa tay ôm lấy ngực. Ðường gậy của A Thanh tuy chưa đánh trúng, nhưng kình lực từ đầu gậy đã khiến nàng bị thương nơi tâm khẩu.

Hai nghìn năm qua, ai ai cũng biết rằng: “Tây Thi ôm ngực” là hình ảnh đẹp nhất trên cõi đời này.

California, 5/1996

 

 

 



[1] của Triệu Diệp (Zhao Ye) viết vào khoảng 40-80 sau Tây Lịch

[2] Chữ Nữ có nghĩa là con gái (daughter), nhưng đây là một tước tương tự như Công Chúa chứ không phải chỉ là một cô gái bình thường.

[3] Câu này ở Hư thực thiên, Tôn Tử binh pháp