Monday, July 11, 2016

TỰ LỰC VĂN ĐOÀN và PHONG TRÀO THƠ MỚI

Đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn cho nền văn xuôi Việt Nam tương đối dễ nhận thấy và đã được nhiều người đề cập tới. Nhưng các tác giả trong Tự Lực Văn Đoàn còn góp sức một cách rất đáng kể trong việc đưa phong trào Thơ Mới tới chỗ thành công. Qua hai tiếng “Thơ Mới,” chúng tôi muốn nói đến phong trào thơ do Phan Khôi khởi xướng với bài “Tình già,” đăng trên Phụ Nữ Tân Văn số 122 (tháng 3 năm 1932), được một vài nhà thơ như Lưu Trọng Lư hưởng ứng. Tuy nhiên, chỉ sau khi các nhà thơ trong Tự Lực Văn Đoàn đã “nhập cuộc,” cộng thêm sự tham dự của một số thành viên khác (nhiều lúc nhân danh toàn nhóm), qua nhiều phương tiện khác nhau, nhất là trên hai tờ tuần báo Phong HóaNgày Nay, phong trào này mới bộc phát mạnh mẽ, đưa “Thơ Mới” tới vị trí ưu thắng. Xin được trình bày sự kiện ấy qua những trang sau.

Bài thơ trừ tịch của ĐẶNG ĐỨC SIÊU




Đặng Đức Siêu sinh năm 1751, mất năm 1810, là một nhân vật lịch sử của thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Ông góp công rất đáng kể trong việc thống nhất đất nước của nhà Nguyễn, và cũng để lại một số tác phẩm có giá trị văn chương rất cao như bài “Văn tế Võ Tánh và Ngô Tòng Châu.” Đông Hồ Lâm Tấn Phác sinh năm 1906, mất năm 1969, là một nhà thơ của thế kỷ 20. Ông cũng là giảng sư tại Đại học Văn khoa Sàigòn, chỉ qua đời trước khi miền Nam sụp đổ có sáu năm. Hai ông sống cách nhau một thế kỷ rưỡi (155 năm). Ghi danh hiệu cả hai vị dưới một bài thơ là một hành động bất thường. Tuy nhiên, việc làm thoạt trông có vẻ vô lý này lại là một việc đúng và cần thiết.

Góp phần tìm hiểu bản di bút của TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG

  "I was saddened to learn yesterday that South Vietnamese historian T Chí Đi Trưng has passed away. I never had the good fortune of meeting T Chí Đi Trưng, but  in recent years we did have a kind of “meeting of minds,” and I’m forever grateful to him for that experience…”


(Di ảnh Tạ Chí Đại Trường trên trang mạng về Sử Đông Nam Á 
của Gs. Liam C. Kelley, Dept. of History, Univ. of Hawaii 
at Manoa, và những lời Gs. Kelley viết ra khi hay tin TCĐT qua đời).

Ngay từ sau khi hoàn tất luận án Cao học năm 1964 với đề tài “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802,” Tạ Chí Đại Trường đã được coi là một nhà nghiên cứu sử xuất sắc, tìm kiếm sự thật rất công phu, có những nhận xét tinh tế, đưa tới những kiến giải mới đòi hỏi cách nhìn cùng suy nghĩ mới khi đứng trước các dữ kiện lịch sử. Những tác phẩm xuất hiện sau của ông cũng chứa đựng nhiều đóng góp giá trị và hữu ích.

Một phát hiện nhỏ nhưng quan trọng của TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG

 


Trong vụ "Bình Nam đồ" do nhà nghiên cứu sử học Tạ Chí Đại Trường nêu ra trong di cảo của anh, sai lầm đầu tiên đã từ một số giáo sư, học giả uy tín của miền Nam: Gs. Trương Bửu Lâm, Giám đốc Viện Khảo cổ, giáo sư Sử tại Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Sàigòn, cùng một số giáo sư, học giả uy tín khác cộng tác với ông: Gs. Bửu Cầm, dạy Sử và chữ Nôm tại Đại học Văn khoa, và một số nhà cựu học tên tuổi như Đỗ Văn Anh, Tạ Quang Phát, Phạm Huy Thúy …, tất cả đều có danh vọng. 

Sunday, July 10, 2016

Thử tìm hiểu ý tưởng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong bài "Đọc lại người xưa: BÀNH NGỌC LÂN”




Sau khi những người Cộng sản lấy được miền Nam tháng 4 năm 1975, hầu hết văn nghệ sĩ của miền Nam đều bị bắt giam. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương bị họ bắt ngày 13 tháng 4 năm 1976, đưa vào giam ở khám Chí hoà. Khi ông bị bệnh gần nguy kịch họ mới đưa về để chết ở nhà. Ít hôm sau ông qua đời, ngày 7 tháng 9 năm 1976  (tức ngày 14 tháng 8 năm Bính Thìn) tại Sàigòn.