Khi liệt kê các tác giả Trung Hoa
có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến Văn Thiên
Tường. Nguyễn Công Trứ từng đưa hai câu thơ của Văn Thiên Tường vào bài hát nói
“Chí làm trai” của ông:
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Bài “Hà thành chính khí ca,” được
sáng tác sau khi thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai năm Nhâm Ngọ 1882 khiến Tổng
đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử, đã được cảm hứng từ bài “Chính khí ca” của Văn Thiên
Tường. Sáu câu đầu trong bài “Hà thành chính khí ca” của Nguyễn Văn Giai chính là
lược dịch từ những câu mở đầu bài “Chính khí ca”:
Một vầng chính khí lưu hình
Rộng
trong trời đất, nhật tinh, sơn hà
Hạo
nhiên ở tại lòng ta
Tấc
vuông son sắt hiện ra khi cùng
Nên
thua theo vận truân phong
Nghìn
thu rạng tiếng anh hùng sử xanh …
Bài “Chính khí ca” đã được nhà ái
quốc Phan Bội Châu dịch đưa vào Khổng học
đăng, học giả Nguyễn Hiến Lê dịch đưa vào Đại cương văn học sử Trung Quốc, giáo sư Trần Trọng San dịch đưa
vào quyển Thơ Tống.
Văn Thiên Tường (1236-1283) là một
trong ba “Tống vong tam kiệt” (ba hào kiệt khi nhà Tống mất nước). Ông đậu Trạng
nguyên năm 1255 khi mới 19 tuổi, nhưng thân phụ mất, phải về quê chịu tang. Bốn
năm sau (1259) được bổ làm một chức quan coi việc hình án, rồi đổi qua vài chức
khác nhau tại địa phương. Năm 1275, quân Mông Cổ xâm lăng, ông hưởng ứng chiếu
Cần vương, mộ quân chống giặc, được phong Hữu Thừa tướng, nhưng không cản được
thế giặc quá mạnh. Năm 1276 quân Mông Cổ vào được kinh đô Lâm An, bắt Tống Cung
Đế và Thái hậu đưa lên miền Bắc. Ông cùng Lục Tú Phu và Trương Thế Kiệt lập
Đoan Tông lên ngôi, tiếp tục kháng chiến. Sau khi Đoan Tông mất, lại lập em là
Quảng vương lên thay, sử gọi là Đế Bính. Năm 1278, quân Mông Cổ bắt được Văn
Thiên Tường, đưa lên Yên Kinh. Trong thời gian bị giam, ông làm bài “Chính khí
ca” ở trong ngục. Sau bốn năm giam giữ nhưng không dụ được ông hàng, Nguyên Thế
tổ Hốt Tất Liệt sai đưa ông ra chém.
Sau khi Văn Thiên Tường chết, lục
tìm trong mình ông người ta được những hàng di bút phía sau:
"Chức vụ tôi là Tể tướng mà
không cứu được xã tắc, ổn định thiên hạ, quân bại nước nhục, tội đáng chết từ
lâu. Từ ngày bị bắt đến nay, không làm điều gì gian dối. Ngày nay cơ sự thế
này, xin hướng về phương Nam lạy trăm lạy. Khổng Tử nói phải hoàn thành điều
nhân. Mạnh Tử nói phải giữ điều nghĩa. Giữ trọn tình nghĩa, sẽ được chữ “nhân.”
Đọc sách thánh hiền học được điều gì? Cốt để khỏi hổ thẹn với người nay và người
sau. Tống thừa tướng Văn Thiên Tường tuyệt bút."
Cùng với “Chính khí ca,” bài thơ “Quá
Linh Đinh dương” (qua biển Linh Đinh) phía sau được kể vào hàng những tác phẩm
quan trọng nhất của ông.
Năm 1278, sau khi bị bắt và trước khi phải
đưa lên Yên Kinh, Văn Thiên Tường bị đưa theo đoàn thuyền quân Nguyên đang đuổi
theo vua Tống ở ngoài khơi Quảng Đông. Nguyên soái đạo quân Nguyên ấy là Trương
Hoằng Phạm (người Hán nhưng theo quân Nguyên) ép ông viết thư khuyên tướng Tống
là Trương Thế Kiệt ra hàng. Ông làm bài này. Đọc đến câu kết, Trương Hoằng Phạm
tự biết là không thể ép ông được nữa.
Trong bài có một vài địa danh cần
được ghi chú:
Linh Đinh dương: nay ở gần cửa sông Châu Giang, ngoài khơi tỉnh Quảng
Đông.
http://tranhuybich.blogspot.com