Tuesday, December 5, 2017

MỘT VỊ QUAN BẢO VỆ QUỐC THỂ VÀ CHĂM LO CHO DÂN TRONG THỜI PHÁP THUỘC: TỔNG ĐỐC VŨ QUANG NHẠ


Sau khi người Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước ta cuối thế kỷ 19, nhiều nhà ái quốc vẫn tiếp tục chiến đấu. Ta có những nho sĩ cựu học trong phong trào Cần vương như Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Xuân Ôn, Đinh Công Tráng …, những sĩ phu có lòng yêu nước như Hoàng Hoa Thám …, các nhà nho có khuynh hướng tiến bộ như Phan Bội Châu, Tiểu La Nguyễn Thành …, những thanh niên tân học như Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính... Có người ra cộng tác với Pháp, giúp Pháp đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa, như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân, Lê Hoan... Cũng có những vị quan tuy cộng tác với Pháp và triều đình nhưng chỉ chăm lo cho dân, không chống lại các nhà ái quốc. Điển hình cho các vị quan trong nhóm ấy là cụ Vũ Quang Nhạ, Tổng đốc tại các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định…

Thursday, September 21, 2017

Nên viết “xử dụng” hay “sử dụng” ?

Trong cuốn Ngữ vựng tiếng Việt đầu tiên (Westminster, CA, 2017), nơi trang 6, Giáo sư Trần Ngọc Ninh cho biết theo nhận xét của ông, “trong số các nhà văn nhà báo,  có chừng 50 phần trăm viết ‘sử dụng’ và áng 50 phần trăm viết ‘xử dụng’.” Nhân thấy hai phía “tương đương,” Gs. Ninh không tỏ ra thiên về phía nào. Ông dẫn lời một nhà làm tự điển, “thói quen là vua trong ngôn ngữ” (sách đã dẫn, cùng trang). 

Friday, September 8, 2017

MỘT BỘ TỰ ĐIỂN HIẾM QUÝ từ cuối thế kỷ 19 được đưa lên HATHI TRUST Digital Library cũng viết “dòng nước, dòng dõi …”


Một thân hữu từ nhiều năm, Gs. Huỳnh Chiếu Đẳng, chủ nhân của nhà kho "Quán Ven Đường," người vẫn sốt sắng gửi ra những hướng dẫn hữu ích và quý báu về an toàn thực phẩm cũng như về kỹ thuật và đời sống (máy ảnh, máy điện toán, tablet, cell phone ..,), đồng thời cũng giới thiệu một kho audio book và và một kho sách xưa, vừa mách người viết những dòng này rằng chữ “dòng” cũng được viết với D trong một bộ tự điển Việt-Pháp in ở Paris năm 1899. Nói rõ hơn, đó là bộ Dictionnaire Annamite-Français của Jean Bonet, in ở Paris trong các năm 1899 và 1900.

Wednesday, September 6, 2017

Người dịch bản “Bình Ngô đại cáo” được in trong VIỆT NAM SỬ LƯỢC là cụ Bùi Kỷ hay cụ Trần Trọng Kim?

Vũ thân,

1) Tôi cũng nghĩ như Vũ rằng người dịch bản “Bình Ngô đại cáo” in trong cuốn Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim là cụ Bùi Kỷ. Cũng có thể cả hai cụ cùng dịch. Như Vũ đã biết, cụ Trần từng có một bản lược dịch “Bình Ngô đại cáo” in trong Sơ Học An Nam Sử Lược (1917). Có thể trong khi viết hai cuốn sử kể trên, cụ Trần là người nghĩ đến việc dịch “Bình Ngô đại cáo” trước. Nhưng khi phải dịch toàn thể bản văn, cụ đề nghị cụ Bùi tiếp tay. Hai cụ là bạn tâm giao, trở thành em rể và anh vợ rất tương đắc (cụ Trần lấy em gái cụ Bùi). Dù cụ Trần có khởi xướng việc dịch, nhưng bản văn ở dạng hoàn hảo như được in trong Việt Nam Sử Lược (1920) và về sau in lại trong Quốc Văn Cụ Thể của cụ Bùi (1932), hẳn đã do cụ Bùi là người chấp bút chính. 

Friday, August 11, 2017

Lưu mảnh lòng son chiếu sử xanh

Khi liệt kê các tác giả Trung Hoa có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến Văn Thiên Tường. Nguyễn Công Trứ từng đưa hai câu thơ của Văn Thiên Tường vào bài hát nói “Chí làm trai” của ông:
                                    Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
                                    Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.

Monday, June 12, 2017

“Con trâu rừng cuối cùng trên đảo” - Một vài cảm nghĩ sau khi đọc tuyển tập bút ký của Nguyễn Công Khanh.


Ở thời của chúng ta, nếu sống trong một xã hội tân tiến, số người vượt quá tuổi 80 không phải là hiếm. Nhưng trên 80 mà vẫn minh mẫn, nhớ lại khá rõ dĩ vãng của mình để có thể thuật lại một cách tường tận, vừa để chia sẻ với mọi người, vừa để đưa ra những suy tư đáng được lắng nghe về quê hương, đất nước, xã hội, thân phận con người … thì hiếm hoi hơn. 

Sunday, May 21, 2017

Thử tìm hiểu ý tưởng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong bài "Đọc lại người xưa: TRẦN ĐÀO”



 Để giới thiệu 12 bài thơ “Đọc lại người xưa” thi sĩ Vũ Hoàng Chương làm trong năm 1976, trong thời gian bị giam ở khám Chí Hòa và ít ngày sau khi từ Chí Hòa về, người viết những dòng này đã trình bày một cách khái quát trên tạp chí điện tử Diễn Đàn Thế Kỷ cuối tháng 10-2016:

Thursday, March 30, 2017

Một bài thơ chứa đầy tâm sự của Chu Văn An



Theo nhà biên khảo Phan Huy Chú trong thiên “Văn tịch chí” của bộ Lịch triều Hiến chương Loại chí, thì bên cạnh bài “Thất trảm sớ” danh tiếng, nhà giáo dục Chu Văn An còn để lại nhiều tác phẩm giá trị  khác:

            --Một bộ sách biên khảo  :  Tứ thư thuyết ước (gồm 10 quyển)
            --Một tập thơ chữ Hán     :  Tiều ẩn thi tập
            --Một tập thơ chữ Nôm    :  Tiều ẩn quốc ngữ thi tập.

Sunday, February 19, 2017

VŨ HUY NGỌC: Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học in sai thơ BÙI KHÁNH ĐẢN













Kho tàng thi ca Việt Nam chất đầy những châu ngọc. Tiếc thay trong bao nhiêu châu ngọc quý giá ấy một số bị bụi thời gian vùi lấp, một số bị thiêu đốt trong cơn lửa đỏ, một số bị thất tán theo những cánh buồm đi muôn phương. Rất nhiều hoàn cảnh éo le đã khiến người xưa bị quên lãng và người sau phải ngậm ngùi. 

Saturday, January 28, 2017

Một bài thơ xuân mang nhiều ý nghĩa của thi sĩ Đông Hồ


BÀI THƠ QUAN TRỌNG, ĐANG BỊ PHỔ BIẾN VỚI NHIỀU SAI LẦM

Trước đây ít hôm, người viết những dòng này nhận được một điện thư từ một người bạn ở Bắc California:

“Nhân Tết sắp đến, tôi tìm trên Net xem có bài thơ xuân nào hay và có ý nghĩa. Gặp bài thơ sau đây, thấy nói là của thi sĩ Đông Hồ. Tuy đề bài là “Mùa xuân Mậu Tuất 1958” nhưng lời thơ không có vẻ là thơ xuân. Có những câu tối nghĩa, không biết tác giả muốn nói gì. Có một chữ sai chính tả, tôi thử đoán nhưng không chắc đoán đúng. Nhờ anh giải thích hộ.”  Kèm theo điện thư là bài thơ: