Sunday, May 22, 2022

“Đoản thi” của sinh viên Trung Quốc: một hình thức phản kháng · Trần Doãn Nho

 Một cuộc thi thơ dành cho sinh viên đã trở thành một cơ hội để bày tỏ nỗi thất vọng của công chúng về các vấn đề xã hội đang gây xôn xao ở Trung Quốc trong những tháng vừa qua.

Thơ dự thi là những bài thơ ngắn – đoản thi – bằng Hoa ngữ dành cho sinh viên đại học, do trường Đại học Jiaotong [Giao thông = Media and Communication] Thượng Hải tổ chức, năm này là lần thứ năm. Danh sách người thắng giải sẽ được công bố vào tháng 6/2022, tuy nhiên, một số bài thơ gửi đến đã được đưa lên mạng từ tháng 4/2022. Trong số những bài thơ này, ngoài những chủ đề chung chung liên hệ đến giới tính, môi trường, sự nghèo đói, vấn đề tự do ngôn luận, có nhiều tác phẩm đề cập đến cơn đại dịch và các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt của nhà cầm quyền Trung Quốc đang được áp dụng trên toàn quốc như khẩu trang, cách ly, phong tỏa; và cả chiến tranh ở Ukraine. Đặc biệt, vào thời điểm mà không gian tranh luận bị nhà cầm quyền Trung Quốc thu hẹp đến tối đa, một số bài thơ hiếm hoi mang ý thức xã hội rõ nét đã thu hút sự chú ý của người dùng Internet và được ca ngợi vì sự táo bạo của chúng.

 


Ảnh chụp màn hình bài thơ
“Sử ký” của Trần Vân Tĩnh
(Hình: Internet)

 Nhật báo The Washington Post số ra ngày 24/4/2022 gọi đó là hiện tượng “bất đồng chính kiến” diễn ra ngay trong lòng chế độ chuyên chế, qua một bài viết của Lily Kou, thông tín viên trưởng thường trú tại Bắc Kinh, tựa đề “Student Poetry Contest in China Becomes Unexpected Outlet for Dissent”[1] (Cuộc thi thơ sinh viên ở Trung Quốc trở thành kẽ hở bất ngờ bày tỏ bất đồng chính kiến). Kou dẫn phát biểu của Chris Song, một phụ tá giáo sư chuyên về dịch tiếng Anh và tiếng Trung tại đại học Toronto Scarborough (Canada), cho biết: “Thực đáng ngạc nhiên! Tôi rất ngạc nhiên khi những bài thơ được ra đời trong một môi trường thắt chặt như vậy, nơi mà nhiều bài thơ miêu tả những mặt tối của xã hội, hoặc thách thức hệ tư tưởng chung của chính quyền thường bị kiểm duyệt.” Họ tìm thấy trong thơ một lối thoát mạnh mẽ để biểu tỏ “cảm xúc của mình trong những lúc khó khăn,” cũng theo Song. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau khi đưa lên, vào đầu tuần lễ từ 18-24/4/2022, chúng biến mất khỏi Weibo (微博=Vi Bác), trang mng xã hi ph biến Trung Quc: đại hc Jiaotong đã rút xung tt c các bài thơ có vn đề, trong đó có nhng bài như Tha đích nha (Răng ca bà m), Phi tt yếu ly hiu (Ri trường không phi là điu thiết yếu) và Sử ký”… và đóng hẳn phần bình luận của hầu hết người dùng. Tuy nhiên, những người sử dụng Internet đã lập tức chụp ảnh màn hình các bài thơ, kể cả hình ảnh của các phiên bản viết tay của chúng và tiếp tục phổ biến trên mạng. Khi được những người dùng Internet thắc mắc về sự biến mất của các bài thơ, nhà trường không trả lời thẳng câu hỏi, mà chỉ nói một cách mập mờ qua một vài dòng đưa lên mạng hôm 21/4, rằng: “Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và chú ý. Thơ làm dịu trái tim và mang lại bình yên cho con người. Chúng tôi tin rằng trong lãnh vực thi ca, tất cả chúng ta sẽ đi xa hơn.” Dẫu vậy, cũng có một ít bài thơ khác thăm dò các chủ đề nhạy cảm dường như đã thoát khỏi sự kiểm duyệt. Chẳng hạn bài “Linguists” (Những nhà ngữ học) mô tả một thế giới ăn nói “hàng hai” (doublespeak)[2] kiểu George Orwell, nơi số vốn từ vựng của cư dân bị hạn chế và khi nói, họ nói y như thể những con cá âm thầm “thổi bong bóng nước.”

Tuy giọng điệu những bài thơ trông có vẻ nổi loạn, nhưng theo Chris Song, ý tưởng chống đối nhà cầm quyền có lẽ không nằm trong đầu óc các nhà thơ. Một sinh viên có thơ lọt vào danh sách sơ kết đã nói chuyện với phóng viên The Washington Post, nhưng rồi sau đó rút lại bình luận của mình, vì lo ngại sẽ bị nhà cầm quyền làm khó dễ khi xuất hiện trên phương tiện truyền thông nước ngoài.

Xin lần lượt giới thiệu bốn bài thơ:

– “Tha đích nha” của Hoàng Diễm Phương

– “Kyiv” của Khưu Thạc

– “Phi tất yếu ly hiệu” của Chu Hạo Nguyệt

– “Sử ký” của Trần Vân Tĩnh

Ngoài phần nguyên bản Hán văn, chúng tôi kèm theo bản phiên âm Hán-Việt, bản dịch tiếng Anh tìm thấy trên mạng và cuối cùng là phần dịch tiếng Việt; phần này vừa dựa theo nguyên bản chữ Hán vừa dựa theo bản dịch tiếng Anh.

 

· Tha đích nha

Bài thơ dựa vào câu chuyện một phụ nữ tâm thần đẻ tám (8) đứa con ở Từ Châu, Giang Tô, Trung Quốc, bị chồng xiềng trong nhà kho nhiều năm, lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc từ tháng 1/2022, gây ra làn sóng phẫn nộ hiếm hoi trong công chúng.[3]

她的牙

Tha đích nha

tha đích nha

是世界上最脆弱的牙

thị thế giới thượng tối thúy nhược đích nha

嚼也嚼不爛這無妄的苦難

tước dã tước bất lạn giá vô vọng đích khổ nạn

所有牙齒飛離牙床

sở hữu nha xỉ phi li nha sàng

只消一記耳光

chỉ tiêu nhất kí nhĩ quang

她的牙

tha đích nha

是世界上最堅硬的牙

thị thế giới thượng tối kiên ngạnh đích nha

即使被打落

tức sử bị đả lạc

仍緊咬住鎖鏈

nhưng khẩn giảo trụ tỏa liên

緊咬住一個民族的良心

khẩn giảo trụ nhất cá dân tộc đích lương tâm

黄艷芳

Hoàng Diễm Phương
(Đại học Sư Phạm Quảng Tây)

 

Her teeth[4]

Her teeth 
The most fragile in the world 
Cannot chew off the misery she did not deserve 
It only takes one slap 
For the gum to shoot them all out 
And her teeth 
Also the strongest 
Even after the slap 
Remain on the iron chain 
Biting this nation’s heart

Huang Yanfang

 

Răng mẹ

răng mẹ
mỏng manh nhất trần gian
chẳng thể nhai được nỗi bất hạnh phi lý
chỉ một cái tát vào mặt 
là văng hết ra ngoài
nhưng răng mẹ
cũng khỏe nhất trần gian
dù có đánh văng ra
vẫn còn gắn chặt vào xích sắt
cắn nát lương tâm tổ quốc

 

· Kyiv

Trong lúc nhà cầm quyền Trung Quốc không lên án (không những thế, còn ủng hộ) cuộc xâm lăng Ukraine của Nga, thì bài “Kyiv” cho thấy tác giả chọn đứng về phía Ukraine:

Cơ Phụ[5]

棋子落下,冰冷

kỳ tử lạc hạ, băng lãnh

暮色升起 在大門

mộ sắc thăng khởi tại đại môn

廣場

hòa quảng trường

外人們 古舊祭祀

viễn ngoại nhân môn cuồng hoan như cổ cựu tế tự

笑中破碎

vu thị pháo đạn tại thanh thanh ngoạn tiếu trung phá toái

彈片穿過我所愛者

đạn phiến xuyên quá ngã sở ái giả đích đầu lô

邱碩

Khưu Thạc

 

Kyiv[6]

Chess pieces are placed, cold 
Dusk light rises to the gate 
And the square 
In the distance, some people revel as if in an ancient ritual
In fits of laughter, a bomb explodes,
Shrapnel shoots through my lover’s skull

Qiu Shuo

 

Kyiv

Những quân cờ đặt xuống, lạnh tanh
Trời chiều rơi ngoài cổng
Quảng trường xa
Người người hoan ca y như buổi tế lễ xưa
Giữa những tràng cười, bom nổ
Đạn từng mảnh xuyên thủng sọ người yêu

 

· Phi tất yếu li hiệu

Trong bối cảnh bùng phát của Covid-19, qua đó, sự bưng bít thông tin cũng như sự kiểm soát dich bệnh khó hiểu và thường mâu thuẫn của nhà cầm quyền như lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở hơn 30 tỉnh và khu vực của đất nước khiến nhiều cư dân đã bị mắc kẹt hoặc bị bỏ quên tại nhà mà không có đủ thức ăn hoặc không thể tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Hai bài nổi bật trong số đó là “Phi tất yếu ly hiệu” và “Sử ký.”

非必要离校

Phi tất yếu ly hiệu

實習 掛號 雅思課算是必要的吧

Thật tập quải hào nhã tư khóa toán thị tất yếu đích ba

那蹲守一 朵飛檐 上的雲呢

na tồn thủ nhất đóa phi diêm thượng đích vân ni

捂回一袋 板栗

ngộ hồi nhất đại bản lật ni

被落葉淋上頭髮呢

bị lạc diệp lâm thượng đầu phát ni

坐兩個小時昏昏 欲睡的校車 去牽另一半的手呢

tọa lưỡng cá tiểu thì hôn hôn dục thụy đích hiệu xa khứ khiên lánh nhất bán đích thủ ni

萬一這張照片被傳成經典呢

vạn nhất giá trương chiếu phiến bị truyện thành kinh điển ni

萬一這袋板栗分給了一個瀕臨 崩潰的同學呢

vạn nhất giá đại bản lật phân cấp liễu nhất cá tần lâm băng hội đích đồng học ni

一淋濕的是一個詩人呢

vạn nhất lâm thấp đích thị nhất cá thi nhân ni

萬一這輩子就是他呢

vạn nhất giá bối tử tựu thị tha ni

疫情讓一切都變成了正襟危坐的必要

dịch tình nhượng nhất thiết đô biến thành liễu chánh khâm nguy tọa đích tất yếu

誒人間是由無數個非必要組成的呀

ai nhân gian thị do vô số cá phi tất yếu tổ thành đích nha.

朱皓月

Chu Hạo Nguyệt

(中央美術學院)

(Học viện Mỹ thuật Trung ương)

 

Unnecessary exiting campus[7]

Internship, doctor’s appointment, IELTS courses, should be necessary, right?
So how about squatting and waiting for cloud above cornices?
hiding a bag of chestnuts?
getting hair drizzled by falling leaves?
riding schoolbus for two somniferous hours to hold hands with my significant other?
What if this photo might be passed around as a legend?
What if this bag of chestnut could be shared with a classmate on the verge of breakdown?
What if the one got drizzled turned out to be a poet?
What if he was the one of my life?
The pandemic makes everything a solemn straight-up sitting necessity
Eh, life is made up of countless cases of unnecessity

Zhu Haoyue

 

Rời trường không phải là điều thiết yếu

Phải chăng thực tập, ghi danh, luyện thi Anh văn[8] mới là điều thiết yếu?
Còn ngồi xổm trên mái hiên đợi một vầng mây trôi thì thế nào?
che giấu một túi hạt dẻ thì thế nào?
đẫm mình trong cơn mưa lá rơi đầy tóc thì thế nào?
hai tiếng đồng hồ ngái ngủ trên xe buýt trường mong nắm tay bạn tình thì thế nào?
Nếu chuyền nhau tấm ảnh này như một tác phẩm kinh điển thì sao?
nếu chia túi hạt dẻ này cho một người bạn học đang trên đà suy sụp thì sao?
một nhà thơ bị ướt mưa thì sao?
mãi mãi chỉ là hắn ta thôi thì sao?
Cơn dịch quả đã làm mọi thứ thiết yếu trở thành căng thẳng
Chao ôi, nhân loại đầy dẫy những điều không thiết yếu!

 

“Phi tất yếu ly hiệu,” được đưa lên mạng Weibo ngày 12/4, lập tức được truyền đi một cách nhanh chóng, thu hút ngay sự chú ý của công dân mạng. Toàn bài thơ là những câu hỏi về các biện pháp hạn chế sinh viên đến ký túc xá của họ ngoại trừ các hoạt động gọi là “thiết yếu” như thực tập, ghi danh hay học Anh văn. Nhiều người đã nêu lên nhận định, “Cái ngọt ngào của cuộc sống hóa ra bao gồm rất nhiều những điều được xem như là không-thiết-yếu. Những ngọt ngào này làm tan loãng đi biết bao điều cay đắng.” Một người sử dụng bút danh Zhuang Wuxie có hơn 1,7 triệu người theo dõi trên diễn đàn này cho biết là đã khóc nức nở khi đọc bài thơ này, khen, “Bọn trẻ quá ngoan. Không chơi chữ, không viết tắt, không sợ hãi.” Theo nhà thơ Lưu Ích Thiện (Liu Yishan/刘益善), nguyên phó chủ tịch hội nhà văn tỉnh Hồ Bắc, đây là một bài thơ hiện đại, viết mà không cần đến những hàm ý gì sâu sắc, chỉ đơn giản dựa trên khái niệm “không-thiết-yếu” vốn nằm trong tư tưởng của những sinh viên sống trong thời đại dịch. “Người đọc có thể đọc những bài thơ như thế một cách không- thiết-yếu,” theo ông.[9]

 

· Sử ký

Nếu “Phi tất yếu ly hiệu” chỉ nhằm bày tỏ một lời than van, thì “Sử ký” ngắn hơn, hiện thực hơn, nhưng cũng hàm súc hơn, chứa đựng một lời tố cáo trực tiếp gửi đến nhà cầm quyến Trung Quốc.

Sử ký

兩年前

lưỡng niên tiền

生死

nhất vị y sinh tử liễu

tả hạ “xuy tiêu”

以作

dĩ tác kỷ niệm,

兩年

lưỡng niên hậu

一位 ()

nhất vị hộ sĩ tử liễu,

無語可写

vô ngữ khả tả

以作忘却

dĩ tác vong khước

白菜!包好! !

“Bạch thái! Bao hảo! bao hảo!”

小栓   

Tiểu Xuyên sấn khước nhiệt náo, bính mạng khái thấu

狂人蹲在电脑 前看 了半

cuồng nhân tồn tại điện não tiền khán liễu bán dạ

明天, 了請

minh thiên, tha tiếp đáo liễu thỉnh giản

Q

A Q dữ Ngô má kết hôn,

 

Sinh hạ Khổng Mạnh đích tử tôn.

陈芸

Trần Vân Tĩnh

 

Records of the Grand Historian[10]

Two years ago,
a doctor died,
writing down ‘whistle-blowing’
for commemoration.
Two years later
a nurse died,
with nothing worth writing,
for obliviation.
‘Bok Choy! Wrap it up well! Wrap it up well!’
Little Shuan amidst bustling, coughed his life out.
The Madman rests his face in front of the computer for half a night,
the next day, he received an invitation:
Ah Q married Amah Wu,
begetting descendants of Confucius and Mencius.

 

Sử ký

hai năm trước
một bác sĩ chết
tôi viết “Thổi – Còi”[11]
để tưởng niệm chàng
hai năm sau
một y tá chết
tôi chẳng có chữ
để lãng quên nàng
“Thật hết biết! Đậy thật kỹ! Đậy thật kỹ!”[12]
Giữa ồn ào huyên náo, thằng Thuyên [13] ho rũ rượi. 
người điên[14] dán mắt vào máy điện toán đến nửa đêm
hôm sau nhận được thiệp mời 
đám cưới AQ và Vú Ngò [15]
sản sinh ra con đàn cháu đống Khổng-Mạnh.

 

“Sử ký” mở đầu với cái chết một bác sĩ ở Vũ Hán, bằng cách chơi chữ: “xuy tiêu” nghĩa là “thổi còi,” thực ra, để ám chỉ từ ngữ tiếng Anh, whistleblower, có nghĩa là người tiết lộ thông tin mật, nhằm ca ngợi bác sĩ Lý Văn Lượng (李文亮), một trong những người đầu tiên báo động về cơn đại dịch Covid-19 do con siêu vi xuất phát từ chợ hải sản Vũ Hán gây ra hồi cuối tháng 12/2019. Vì những tiết lộ đó mà vị bác sĩ này đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt vì tội phát tán cái được gọi là đưa “thông tin sai lệch.” Cái chết của ông đã trở thành một điểm tập hợp để người ta thảo luận về sự cần thiết của tự do ngôn luận và sự minh bạch, có thể giúp thế giới chận đứng ngay từ đầu sự lây lan của cơn đại dịch. Tiếp đó, bài thơ ám chỉ một cô y tá ở Thượng Hải đã chết vì một cơn hen suyễn sau khi bệnh viện của cô từ chối điều trị cho cô vì các biện pháp phong tỏa. Trong phần sau của bài thơ, tác giả đã sử dụng những nhân vật trong ba tác phẩm của Lỗ Tấn – “Dược,” “Cuồng nhân nhật ký” và “A Q chính truyện” – như ẩn dụ, ám chỉ tình hình tồi tệ hiện nay của Trung Quốc dưới chế độ toàn trị của Tập Cận Bình, chẳng khác gì hình ảnh Trung Hoa những năm đầu thế kỷ 20, một đất nước lạc hậu, mê tín dị đoan, cho con ăn bánh bao ướp máu người mới chết để chữa bệnh.

*

Sự ra đời của những dòng thơ bất thường đó cho thấy sự bất đồng chính kiến xuất hiện ngày càng trở nên rõ nét ở công chúng Trung Quốc khi họ không còn kiên nhẫn chịu đựng chính sách zero-covid nghiêm ngặt của nhà cầm quyền. Vào giữa tháng 4/2022, cảnh sát Thượng Hải đã đóng cửa 30 nhóm trực tuyến và điều tra hoặc trừng phạt hơn 20 cá nhân vì đã lan truyền “tin đồn liên quan đến Covid.” Các bức ảnh đưa lên mạng cho thấy một tấm biển báo phát sáng ở Bắc Kinh cảnh báo người dân không nên “bày tỏ ý kiến trực tuyến” về chính sách chống Covid của chính phủ. Dẫu vậy, hôm 22/4/22, những người dùng Internet đã lấn át những nỗ lực chính thức kiểm duyệt một video dài sáu phút có tựa đề “Phát biểu tháng Tư” ghi âm lời cư dân ở Thượng Hải van xin thực phẩm hay cầu cứu sự giúp đỡ cho những thân nhân bệnh hoạn của họ.

Đàn cừu không thể im lặng mãi!

 


中国 醒來吧 = Trung Quốc nhân, tỉnh lai ba!
(Hỡi người Trung Quốc, hãy mau thức tỉnh)
(Hình minh họa lấy từ https://gnews.org/zh-hans/2066100/)

 Xin chấm dứt bài viết bằng lời cám ơn gửi đến cô NND, người đã giúp tìm kiếm nguyên bản những bài thơ bằng chữ Hán trên mạng, chuyển qua Hán-Việt và góp ý về một số từ ngữ đặc biệt có tính cách ẩn dụ, mà nếu không nắm vững thì không thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa của các bài thơ.

Trần Doãn Nho 
(Boston, tháng 5/2022)

 


[1] Lily KuoStudent poetry contest in China becomes unexpected outlet for dissent

https://www.washingtonpost.com/world/2022/04/24/china-poetry-contest-covid-censor/

[2] doublespeak cũng như doublethink, theo George Orwell trong “1984”, có nghĩa là “…ý thức rõ sự thật hoàn toàn trong lúc vẫn nói những điều bịa đặt một cách cẩn thận, giữ đồng thời hai ý kiến trái ngược hẳn nhau, biết chúng là mâu thuẫn và vẫn tin tưởng ở cả hai…”

[3] Xem: https://kenh14.vn/nguoi-phu-nu-tam-than-de-8-con-bi-chong-xich-co-nhot-trong-nha-kho-canh-sat-dieu-tra-moi-phat-hien-bi-kich-dang-thuong-suot-24-nam-20220307004553449.chn

[4] Chris Song dịch ra tiếng Anh. Dẫn theo Lily Kuo

[5]  = Cơ Phụ, phiên âm từ chữ Kyiv, thủ đô nước Ukraine

[6] Chris Song dịch ra tiếng Anh. Dẫn theo Lily Kuo

[7] Translator: Zhiyiwang (义旺 = Chí Nghĩa Vượng). Xem:

https://lyricstranslate.com/en/f%C4%93i-b%C3%AC-y%C3%A0o-l%C3%AD-xi%C3%A0o-unnecessary-exiting-campus.html

[8] 雅思課 = nhã tư khóa = IELTS (The International English Language Testing System)

[9] Zhan Ju Xia Yu, College students’ “non-essential departure” poem became popular, with a full text of 146 words

https://www.laitimes.com/en/article/3kv9h_41ka4.html

[10] Translator: Zhiyiwang. Xem:

https://lyricstranslate.com/en/translator/zhiyiwang

[11] “xuy tiêu” ( ), “thổi còi”, một hình thức chơi chữ bằng cách sử dụng từ ngữ tiếng Anh “whistleblower” có nghĩa là người tiết lộ thông tin mật.

[12] Tạm dịch câu “Bạch thái! Bao hảo! bao hảo!” (Cải trắng! Hãy bọc kỹ! Hãy bọc kỹ) có tính cách ta thán.

[13]  = Little Shuan (âm Pin Yin) = bé Thuyên, cậu bé Thuyên là con trai của hai vợ chồng Lão Thuyên trong truyện “Thuốc” (Dược/) của Lỗ Tấn (鲁迅), bị lao phổi được cha mẹ mê tín dị đoan mua cho cái bánh bao tẩm máu của người vừa bị hành quyết, với niềm tin rằng ăn bánh này xong sẽ khỏi bệnh. Câu thơ chữ Hán “小栓也趁着热闹,拚命咳嗽” là nguyên văn một câu trong truyện ngắn “Thuốc”, chỉ bỏ đi trợ từ (dã). Hai chữ “bao hảo” ( ) trong câu thơ trươc đó, nhà thơ cũng lấy từ trong trích đoạn này. “Bao” chỉ cái bánh bao ướp máu; “bao hảo” vừa có nghĩa là gói cho chặt, vừa để ám chỉ sự bưng bít, giấu giếm.

[14] Hai chữ “cuồng nhân” (狂人 = người điên), nhà thơ lấy từ “Cuồng nhân nhật ký” ( 狂人日) = Nhật ký người điên, cũng của Lỗ Tấn. Đây là truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn dựa theo truyện ngắn “Nhật ký của một người điên” của Nikolai Gogol – một nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng người Ukraine – mà Lỗ Tấn rất yêu thích.

[15] A Q ( Q) và Ngô má ( ) (hay Vú Ngò) là hai nhân vật trong “A Q chính truyện” (Q正傳) của Lỗ Tấn.