Trong cuốn Ngữ
vựng tiếng Việt đầu tiên (Westminster, CA, 2017), nơi trang 6, Giáo sư Trần
Ngọc Ninh cho biết theo nhận xét của ông, “trong
số các nhà văn nhà báo, có chừng 50 phần
trăm viết ‘sử dụng’ và áng 50 phần trăm viết ‘xử dụng’.” Nhân thấy hai
phía “tương đương,” Gs. Ninh không tỏ ra thiên về phía nào. Ông dẫn lời một nhà
làm tự điển, “thói quen là vua trong ngôn
ngữ” (sách đã dẫn, cùng trang).
Ngôn Niệm
- Vân tự vô tâm
- Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần
- Vạn phương đa nạn
- Đê đầu tư cố hương
- Cựu quốc kiến thanh sơn
- Bạch vân vô tận thì
- Nghĩa tình
- Chu Văn An, thơ chữ Hán
- Nguyễn Trãi, thơ chữ Hán
- Nguyễn Du, thơ chữ Hán
- Vũ Hoàng Chương
- Với niên trưởng
- Với bạn văn
- Với cộng đồng
- Hình ảnh
- Hình ảnh 2
- Trao đổi ý kiến
- Xướng Họa với Thân Hữu
- Hạt Cát - Bạch Vân
- Ngôn Niệm Ôn Kỳ
- Ngô Thế Vinh
- Nguyễn Duy Chính
- Nguyễn thị Mỹ Ngọc
- Trần Hữu Thục
- Phạm Xuân Hy
- Trần Mạnh Toàn
- Trịnh Y Thư
- Trúc Chi Tôn Thất Kỳ
- Việt Dương
- Trần Từ Mai
- Trang mới
Thursday, September 21, 2017
Friday, September 8, 2017
MỘT BỘ TỰ ĐIỂN HIẾM QUÝ từ cuối thế kỷ 19 được đưa lên HATHI TRUST Digital Library cũng viết “dòng nước, dòng dõi …”
Một thân hữu
từ nhiều năm, Gs. Huỳnh Chiếu Đẳng, chủ nhân của nhà kho "Quán Ven Đường," người
vẫn sốt sắng gửi ra những hướng dẫn hữu ích và quý báu về an toàn thực phẩm
cũng như về kỹ thuật và đời sống (máy ảnh, máy điện toán, tablet, cell phone
..,), đồng thời cũng giới thiệu một kho audio book và và một kho sách xưa, vừa mách
người viết những dòng này rằng chữ “dòng” cũng được viết với D trong một bộ tự điển Việt-Pháp in ở Paris năm 1899. Nói rõ hơn, đó là bộ Dictionnaire Annamite-Français của Jean Bonet, in ở Paris trong các
năm 1899 và 1900.
Wednesday, September 6, 2017
Người dịch bản “Bình Ngô đại cáo” được in trong VIỆT NAM SỬ LƯỢC là cụ Bùi Kỷ hay cụ Trần Trọng Kim?
Vũ thân,
1) Tôi cũng nghĩ như Vũ rằng người dịch bản “Bình Ngô đại
cáo” in trong cuốn Việt Nam Sử Lược
của cụ Trần Trọng Kim là cụ Bùi Kỷ. Cũng có thể cả hai cụ cùng dịch. Như Vũ đã biết,
cụ Trần từng có một bản lược dịch “Bình Ngô đại cáo” in trong Sơ Học An Nam Sử Lược (1917). Có thể trong
khi viết hai cuốn sử kể trên, cụ Trần là người nghĩ đến việc dịch “Bình Ngô đại
cáo” trước. Nhưng khi phải dịch toàn thể bản văn, cụ đề nghị cụ Bùi tiếp tay.
Hai cụ là bạn tâm giao, trở thành em rể và anh vợ rất tương đắc (cụ Trần lấy em
gái cụ Bùi). Dù cụ Trần có khởi xướng việc dịch, nhưng bản văn ở dạng hoàn hảo
như được in trong Việt Nam Sử Lược
(1920) và về sau in lại trong Quốc Văn Cụ
Thể của cụ Bùi (1932), hẳn đã do cụ Bùi là người chấp bút chính.
Subscribe to:
Posts (Atom)