“NGUYỆT VÂN”
月云
Lời giới thiệu
Kim Dung từ khi gác bút năm 1972 đã không còn sáng tác nữa mà chỉ nhuận sắc các tác phẩm cũ của ông. Đến đầu năm 2000, trong số đầu tiên của tạp chí "Thu Hoạch", ông mới viết một tản văn đầu tiên từ khi gác bút, chính là truyện Nguyệt Vân này.
Truyện Nguyệt Vân được Kim Dung cho biết là hồi ức về tuổi thơ của mình. Với thủ thuật mượn mây vẽ trăng, Kim Dung đã dùng câu chuyện Nguyệt Vân để vẽ lại bức tranh xã hội thời thơ ấu của mình. Vì truyện này khá mới như vậy nên độc giả của Kim Dung, vốn mê truyện kiếm hiệp của ông, ít có người biết đến.
Kim Dung có rất nhiều sở trường trong sáng tác. Một trong những sở trường đó là phép dụng ẩn ý qua tên các nhân vật. Chẳng hạn như cô em A Tử (màu tía) ăn hiếp cô chị A Châu (chu: màu đỏ) ám thị câu Luận Ngữ "Ố tử chi đoạt chu dã! 惡紫之奪朱也!" (Ghét màu tía hung ác lấn át màu đỏ). Hay Lệnh Hồ Xung令狐沖, Nhiệm Doanh Doanh任盈盈(Tiếu Ngạo Giang Hồ): Xung, ý nói trống rỗng, Doanh, lại có nghĩa là đầy, hai cái tên nói lên sự khác biệt tính cách nhưng bổ sung cho nhau. Lão Tử老子viết: Đại doanh nhược xung, kì dụng bất cùng.大盈若沖,其用不窮 (Đầy mà như vơi, thì dùng mãi chẳng hết), ý nói cái đầy và cái vơi đi liền với nhau, thống nhất với nhau. Hay như Nhậm Ngã Hành 任我行 (làm theo ý mình), Hướng Vấn Thiên 向問天, ... và vô vàn thí dụ khác.
Tác phẩm Nguyệt Vân 月云như chính Kim Dung nêu trong truyện rằng không phải là tên thực, cũng không phải nhân vật chính. Xin mời độc giả cùng chiêm nghiệm và thưởng thức thủ pháp dụng vân hoạ nguyệt qua đoản văn này của cố tác giả Kim Dung qua bản dịch của Vũ Nguyễn.
1.
Một ngày mùa đông trong thập niên 1930, tại một thị trấn nhỏ ở Giang
Nam, gió bấc rít từng cơn, trời xám xịt u ám dường như muốn đổ tuyết.
Thình lình, tiếng chuông leng keng, leng keng từ phía trường tiểu học
vang lên.Một nhân viên nhà trường mặc áo dài bông màu lam cầm chuông
đồng, giơ lên cao và lắc mạnh liên hồi. Hai ba chục đứa học trò nam nữ ở
trong lớp ồn ào bỏ sách vở vô cặp rồi ùa ra hành lang xếp hàng. Bốn
thầy giáo và một cô giáo cũng cùng bước lên bục giảng thành một hàng. Cô
giáo trạc 20 tuổi, mỉm cười đưa tay khẽ hất mái tóc về phía sau rồi
ngồi xuống chiếc ghế trước chiếc dương cầm kê phía phải bục giảng. Cô mở
nắp đàn, nhếch môi cười nửa miệng. Tiếng đàn vang lên và lũ học trò gân
cổ hát như hét:
"Ngày đã tàn,
Hôn lại hoàng.
Chuông vang vang,
Trường đã tan.
Học trò reo
Trở về nhà,
Hẹn mai ngày
Lại đến lớp..."
Hát xong, lũ học trò hướng về phía bục giảng cúi đầu chào thầy cô. Năm vị thầy cô cũng cười hiền từ hát câu đáp.
"Chào các em
Hẹn gặp lại
..."
Rồi thì học sinh ở bốn hàng đầu xoay lại về phía các bạn ở phía sau để
cùng chào nhau. Nhưng lũ nghịch ngợm có mấy đứa lén nhăn mày nhăn mặt
làm bộ làm tịch trông rất hoạt kê. Thằng Nghi Quan thì còn lè cả lưỡi ra
để chọc quê bè bạn. Nó đứng hàng đầu, quay mặt về hướng sân
trường[1]nên biết chắc thầy cô không thể thấy cái bộ tịch làm trò của
nó. Học sinh đứng thẳng người, các trò ở hàng sau bắt đầu đi ra cổng. Ai
nấy đều cố đi đứng ngay hàng thẳng lối thật nghiêm chỉnh nhưng vừa ra
khỏi cổng, cả đám nhao nhao như bầy chim vỡ tổ. “Ê thằng Tường, mầy nhớ 8
giờ sáng mai tới sớm đá banh đó nghe”. “Tao biết rồi”. “Ê con Phấn, mày
hứa đem cho tao con chim non, mai nhớ đem nhe”. “Ừa, tao nhớ mà”.
Anh người làm Vạn Thịnh đã đứng chờ trước cổng trường. Thấy Nghi Quan
bước ra thì gọi lớn: “Cậu Nghi Quan”, vừa cười vừa gật đầu chào, tay thì
đỡ cái cặp, tay thì dắt cậu. Nghi Quan vội rụt tay, chạy vụt lên trước,
không chịu cho nắm tay dắt. Anh Thịnh cũng chạy vội theo.
Cả hai chạy hết đoạn đường lộ, qua khỏi cây cầu đá thì rẽ vào con đường
sình lầy dẫn vô xóm. Lúc ngang qua hàng liễu dọc bờ hồ, anh Thịnh quay
lại nắm cổ tay Nghi Quan nhưng Nghi Quan dùng dằng không chịu. Anh Thịnh
nói: “Ông chủ dặn đi dặn lại biểu tôi nhớ nắm tay cậu khi đi qua hồ”.
Nghi Quan cười nói: “Chắc ba sợ em té xuống hồ hả? À anh Thịnh, anh đi
bắt dùm em một con chim con được không? Hay là hai con đi”.
Vạn Thịnh gật đầu nói: “Được mà, nhưng bây giờ thì chưa được. Ít nhất
qua sang năm, tới mùa Xuân thì chim mẹ mới đẻ trứng nở ra chim con”.
“Chim cũng ăn Tết sao? Vậy đầu năm chim có đi chùa lễ Phật không?
“Chim không ăn Tết nhưng chim hót cho bồ tát nghe. Sang Xuân, khí trời ấm áp, chim non mới nở để cho khỏi chết cóng”.
2.
Hai người vừa đi vừa nói, chẳng mấy chốc về đến nhà. Anh Thịnh đưa Nghi Quan vào gặp bà chủ, để bà biết là đã về tới nhà bình an. Nghi Quan chỉ buột miệng: “Thưa mẹ” rồi đi thẳng về phòng. Nó nhớ mấy con ngỗng sứ be bé trắng phau của nó. “Nguyệt Vân ơi. Nguyệt Vân ơi. Đem mấy con ngỗng sắp ra lẹ lên đi”.
Hai người vừa đi vừa nói, chẳng mấy chốc về đến nhà. Anh Thịnh đưa Nghi Quan vào gặp bà chủ, để bà biết là đã về tới nhà bình an. Nghi Quan chỉ buột miệng: “Thưa mẹ” rồi đi thẳng về phòng. Nó nhớ mấy con ngỗng sứ be bé trắng phau của nó. “Nguyệt Vân ơi. Nguyệt Vân ơi. Đem mấy con ngỗng sắp ra lẹ lên đi”.
Nguyệt
Vân là con bé tớ gái của nó vội đáp: “Dạ”, rồi con bé kéo cái hộc tủ,
cẩn thận bưng từng con ngỗng sứ ra để lên trên bàn. Gương mặt vàng vọt
của con bé có vẻ lo lắng. Đưa mấy ngón tay sờ vào mình con ngỗng sứ,
con bé vội rụt về dường như sợ làm vỡ con ngỗng đến nơi
Nghi Quan xếp mấy con ngỗng thành hai hàng tả hữu, mỗi hàng bốn con. Rồi
nó hát: “Chào các cưng. Mình lại gặp nhau rồi hén! Cạp-cạp-cạp, Ủa ? ”
Nó nhặt con ngỗng bên phải lên, xem xét kỹ lưỡng cái cổ. Trên cái cổ dài
có một vết nứt. “Ui trời!” Nó khẽ vặn trái một cái thì vết nứt gãy lìa
một cái ‘tách’ rồi cái đầu con thiên nga rơi xuống mặt bàn. “Nguyệt Vân
đâu, Nguyệt Vân đâu!” Giọng nó run run, vừa tức, vừa giận. Gương mặt nhỏ
nhắn của nó đỏ bừng lên tận mang tai, tay run run từ từ đặt con ngỗng
không đầu xuống bàn.
“Không phải tôi. Không phải tôi làm bể!”
Nguyệt Vân mặt mày tái mét, bất giác đưa tay lên che trước mặt như sợ bị
Nghi Quan tát tai. Con bé bằng tuổi Nghi Quan nhưng thấp hơn một cái
đầu, tóc tai thì vàng quạch lưa thưa rối bời. Giá như Nghi Quan muốn
đánh nó, nó cũng không dám chạy, hai đầu gối đã run cầm cập rồi.
Cậu chủ chẳng lưu tâm tới vẻ sợ sệt khốn khổ của con bé, cũng không đặc
biệt thích con ngỗng sứ này nhưng vì tám con ngỗng bỗng dưng có một con
bị gãy đầu, niềm vui bỗng nhiên mất đi một chút. Mà rõ ràng chuyện đổ vỡ
này không phải lỗi của cậu, cũng không biết từ đâu xảy đến làm hỏng một
món đồ chơi cậu ưa thích. Cậu không biết vì lẽ gì nó lại vỡ, cứ nhìn
hàng bên trái có đủ bốn con ngỗng mà hàng bên phải chỉ còn ba con với
một con gãy mất đầu lăn lóc một bên. Bất giác, cậu ngồi phệt xuống đất
bật khóc oà.
Nguyệt Vân bối rối không biết phải làm sao. Giá như cậu Nghi Quan đánh
đòn thì nó cũng đành cắn răng chịu đựngkhông dám khóc vì quả thực nó đã
không cẩn thận làm vỡ con ngỗng. Lúc nó làm vỡ đã vội vàng chạy đi tìm
chị Thuỵ Anh, người hầu của bà chủ trẻ (mẹ của Nghi Quan). Chị Thuỵ Anh
vốn là người hầu cận thân tín của mẹ bà chủ trẻ. Khi bà chủ trẻ xuất
giá, mẹ bà đã tặng chị Thuỵ Anh làm của hồi môn đem theo về nhà chồng.
Ông chủ trẻ lo quản lý công việc tiền trang [1]trên thị trấn, ít khi về
nhà. Bà chủ trẻ thì vừa yếu sức, vừa nhác việc nên chị Thuỵ Anh giúp
bàlo việc bếp núc,coi sóc từ các cậu các cô và các tôi tớ hầu hạ trong
nhà đến người làm công việc đồng áng bên ngoài. (Ở các địa phương khác
gọi ông chủ, bà chủ nói chung nhưng ở Giang Nam, nếu ông bà nội còn sống
chung trong nhà gọi là cụ ông, cụ bà, ông bà chủ gọi là ông chủ trẻ, bà
chủ trẻ, con cái ông bà chủ thì gọi là các cậuvà các cô). Chị Thuỵ Anh
tốt bụng, thấy Nguyệt Vân run rẩy liền bảo nó đừng sợ, rồi bày cho nó
lấy gạo nếp nấu thành hồ để dán cái chỗ con ngỗng bị gãy lại.
Chị Thuỵ Anh nghe tiếng Nghi Quan đang khóc liền lên an ủi đọc mấy câu vè:
“Nghi Quan ơi Nghi Quan.
Nghi Quan thật là ngoan.
Ngờ đâu ông bán ngỗng
Tưởng ngay thế mà gian”.
Nghi Quan hỏi: “Chị Thuỵ Anh, lão bán ngỗng tưởng ngay thế mà gian nghĩa
là làm sao?”Chị Thuỵ Anh bịa: “Ờ thì cái người ngoài phố bán tám con
ngỗng cho chúng ta hôm qua láu cá lắm đấy. Trong tám con ngỗng có một
con bị gãy cổ rồi. Hắn qua mặt chúng ta lấy hồ keo dán lại vờ như ngỗng
còn nguyên ». Rồi chị lại có ca có kệ: “Cậu đấy. Nghi Quan ơi Nghi Quan.
Nghi Quan thật là ngoan. Ngờ đâu ông bán ngỗng, tưởng ngay thế mà
gian”. Người Giang Nam ăn nói lễ độ, không thô lỗ cộc cằn. Thằng bán dạo
bịp bợm vẫn được gọi lịch sự là “ông bán ngỗng”. Con ngỗng sứ đầu cổ
mảnh khảnh dễ vỡ, ắt đã nứt bể sẵn rồi, nhưng chị Thuỵ Anh chỉ nói ‘thế
mà gian’ chứ không một lời trách cứ. Khuôn mặt nhỏ nhắn của Nguyệt Vân
giờ mới dãn ra, nở một nụ cười, trong bụng không lo nữa.
Nghi
Quan tưởng thật đã hiểu ra được nguyên nhân của tai hoạ nên không còn
thắc mắc nghi ngại gì nữa. Hoá ra cái kẻ bán hàng rong kia là người
‘không thật thà’ chứ không phải người trong nhà dấu diếm hay làm hỏng
của cậu cho nên cậu đã thấy thư thái trở lại. Cậu với tay lấy một quyển
sách mà hôm qua chưa kịp đọc hết. Đó là một quyển truyện của nhà văn Ba
Kim[2]mà anh của cậu mua tận Thượng Hải. Không nhớ đó là truyện “Ngày
Thu trong mùa Xuân” hay “Ngày Xuân trong mùa Thu” gì đó, kể chuyện một
cậu bé ngoại quốc với một con bé trong đoàn xiếc kết thành đôi bạn thân
rồi yêu nhau. Chẳng may, hai người không có duyên lâu, bị ông bầu chia
cách không cho gặp mặt. Nghi Quan càng đọc càng thấy nặng nề u uất pha
lẫn chút buồn bã ngọt ngào, chẳng khác gì chiếc bồn hoa thuỷ tiên đựng
sỏi vũ hoa [3]để trên bàn. Mùi hương ngọt ngào nhưng có ẩn chút thê
lương tịch mịch. Thuỷ tiên kia tuy chưa tàn nhưng chẳng bao lâu rồi cũng
héo hon thôi.
Chị Thuỵ Anh thấy Nghi Quan ràn rụa nước mắt, nghĩ cậu còn tiếc con
ngỗng gãy nên vỗ nhẹ vào lưng cậu khẽ ngâm nga: “Nghi Quan ơi Nghi Quan,
Nghi Quan thật là ngoan...”
3.
Nguyệt Vân bê cái lồng ấp bằng đồng lại gần Nghi Quan cho ấm. Nghi Quan
lơ đễnh ngắm vẻ vàng vọt của Nguyệt Vân nhớ lời mẹ nói hồi mới gặp
Nguyệt Vân: “Con bé mặt mũi đàng hoàng, nhưng trông gầy ốm không nô đùa,
ắt tại gia đình túng thiếu không đủ ăn nên suy dinh dưỡng, gần lên mười
vẫn đèo đẹt...” Lúc ấy thím Toàn mẹ của Nguyệt Vân thưa: “Bà chủ thương
cho, nhà chúng cháu cùng quẩn, rau cháo bữa đói bữa no, cơm không đủ
ăn, lại phải nhường thày nó, anh nó ăn trước. Đàn ông ăn no để có sức mà
cày cấy. Tôi ... cháu … cũng không có cơm mà ăn nên mất sữa.Thành ra
con bé Vân không được bú, chẳng bữa nào no. Khi cháu không đi gặt mướn
được thì nhà cũng không có gạo. Con Vân nhiều ngày không ăn cơm
luôn...”. Mẹ Nghi Quan nghe vậy thở dài: “Tội quá, tội nghiệp quá...”
Lúc ấy Nghi Quan chõ miệng vào: “Con Vân không chịu ăn cơm là kén ăn, là
không ngoan đó...” Thím Toàn vội nói: ”Cậu Quan ơi. Con Vân không phải
kén ăn. Chỉ là muốn ăn cũng không có mà ăn”.
Nghi Quan lúc nào trái ý là tới bữa không chịu ăn cơm để làm nư. Có lần
nó dỗi rất lâu chỉ vì cánh con bướm thêu trên dép chỉ có viền ngoài,
không đẹp như con bướm trên hài chị họ con bác hai. Con bướm trên hài
của chị họ có hai cánh thêu màu sắc sặc sỡ, trông thật bắt mắt. Sau mẹ
phải nhờ chị Tịnh thêu dùm đôi bướm trông đẹp như bướm thật. Lúc đó Nghi
Quan mới tươi cười. Mỗi khi nó bỏ ăn, mẹ và chị Thuỵ Anh hay nói nó
‘kén ăn, không ngoan’ cho nên nó mới nghĩ con bé Học Vân bỏ ăn là trái
tính trái nết, cố ý làm nư như nó.
Học Vân là tên thật của con bé. Nhưng hôm bố con bé dẫn đến nhà Nghi
Quan, cha Nghi Quan bảo: “Học Vân đọc nghe như Nhạc Vân, kỵ huý với công
tử của Nhạc đại nhân. Chi bằng đổi thành Nguyệt Vân”. Bố con bé vội
cười thưa: “Dạ, dạ. Ông chủ đổi thế hay lắm. Chúng cháu quê mùa chẳng
biết gì cả. ”. Ở thị trấn này, giọng địa phương phát âm chữ họcnghe na
ná như chữ nhạc. Nhạc Phi đại tướng quân chết vì đại nghĩa ở Hàng Châu,
mà Hàng Châu cách cái thôn nhỏ này không xa nên dân địa phương ở đây
sùng bái và thờ phụng ngài. Từ đó về sau, mọi người đều gọi Học Vân là
Nguyệt Vân.
Ở Giang Nam, thời trước, bần nông thường bán con gái hay đợ con cho địa
chủ và phú hộ. Con gái nhỏ mười một, mười hai tuổi cũng đã biết làm chút
đỉnh việc nhà. Tám, chín tuổi cũng có. Bán con là bán đứt, thường giá
hơn hơn trăm đồng, có khi được hai trăm tuỳ tuổi tác sức vóc, mặt mũi dễ
nhìn, đầu óc lanh lợi, chân tay nhanh nhẹn hay không. Đợ con thì được
khoảng tám, chín chục hay sáu, bảy chục vì thường sau mười năm, cha mẹ
ruột được quyền đón về nếu trả hết nợ. Đợ con là hình thức gán nợ, mượn
vốn khỏi trả lãi, chỉ gán con gái làm thế chấp, ở làm công không lương,
chủ chỉ cho cơm ăn áo mặc. Tiếng là thế chấp nhưng thường thì gia đình
bần nông không trả nổi tiền chuộc nên dù bán dù đợ, khi con bé lên mười
tám, đôi mươi là chủ đem gả cho người ở trên thị trấn hay tá điền để thu
ít quà sính lễ, coi như lấy lại chút vốn. Nếu bán thì coi như nô lệ,
con bé có bệnh hay chết thì chủ không gánh trách nhiệm. Nếu đợ thì đỡ
hơn một chút, tuy vậy cũng thường bị chủ đánh đập hay bỏ đói. Sau nếu
biết thì cha mẹ có quyền kêu ca thương lượng, mà lỡ như bất hạnh bệnh
nặng hay qua đời thì có thể bị khiếu nại lên quan phủ mà như vậy thường
chủ bị mất số tiền nợ không đòi lại được. Nguyệt Vân thì chỉ ở đợ vì cha
mẹ nó thương không nỡ bán. Mẹ Nghi Quan thì chê nó ốm yếu vàng võ xấu
xí không đáng giá để mua.
4.
Nghi Quan ngủ chiêm bao thấy hoá thành thằng bé ngoại quốc trong truyện,
dắt tay cô bé trong đoàn xiếc cùng nhau chạy chơi quanh bờ hồ. Cô bé
trông hơi giống Nguyệt Vân tiếng cười giòn tan thật dễ nghe. Nó hiếm khi
nghe Nguyệt Vân cười, mà giá có nghe thì tiếng cười của con bé chắc
cũng không êm tai như vậy. Hai người thấy có nhiều ngỗng trắng đang bơi
lội trên hồ, lông rụng trắng phau trôi nổi trên mặt hồ biếc. Dần dần,
mấy con ngỗng bơi thành hai hàng đối mặt nhau sau rặng liễu, cổ một bên
vươn ra, một bên rụt lại như đang xếp hàng chào nhau. Nghi Quan chun mặt
rồi hát: “Chào thầy cô. hẹn gặp lại. Chào bạn bè, hẹn gặp lại,..." Đột
nhiên, nó ngửi thấy mùi thơm sực nức như mùi bánh tổ mới ra lò. Nó mở
mắt dậy và thấy Nguyệt Vân đang bưng đĩa bánh đến trước mặt, cười cười
nói: “Cậu Nghi Quan, mời cậu ăn bánh tổ ”.
Đến cuối năm, gia đình Nghi Quan làm nhiều bánh dày và bánh tổ[1]. Đường
để áo bên ngoài vỏ bánh làm bằng mật ong xênh với đường cát trắng, lại
ướp thêm hoa quế, hoa hồng còn trộn thêm hạt dẻ thơm lừng. Nguyệt Vân dở
nắp hoả lò, đặt tấm vỉ lưới bằng đồng lên, xong cắt bánh rồi xếp lên vỉ
nóng. Khi bánh nướng nóng tới độ, da bánh phồng rộp lên rồi xì hơi nhìn
như nụ hoa đang nở.
Bánh bột và bánh đường |
Nghi Quan cầm đũa gắp một cái ăn ngay, rồi gắp thêm một cái quay sang
Nguyệt Vân nói: “Nguyệt Vân, mày xoè tay ra đây”. Nguyệt Vân co rúm
người lại, chìa tay phải ra, tay trái thì rút cây thước đưa cho Nghi
Quan, nước mắt lưng tròng. Nghi Quan nói: “Tao có đánh mày đâu?”, rồi
gắp cái bánh tổ còn nóng hổi đặt vào bàn tay Nguyệt Vân, con bé kêu lên:
“Á, nóng quá”. Nghi Quan nói: “Đúng rồi, từ từ ăn”.
Nguyệt Vân sợ hãi ngó Nghi Quan, thấy vẻ mặt ra chiều khích lệ của cậu,
nửa tin nửa ngờ đưa bánh lên miệng, ngậm chiếc bánh trong miệng. Nó từ
từ nhai, lấm lét nhìn cửa phía sau, sợ có người nhìn thấy. Nghi Quan
hỏi: “Ngon không? Ăn xong chưa?”. Nguyệt Vân ráng sức nuốt miếng bánh
xuống. Gương mặt nó bây giờ trông hết sức mừng rỡ. Cả đời nó chưa từng
được ăn một miếng bánh tổ nào, ngay đến mứt cũng chả mấy khi được ăn.
Trước nay nó chỉ nướng bánh cho cậu Nghi Quan ăn, ngửi mùi thơm mà nuốt
nước bọt, mà không dám nuốt thành tiếng sợ có ai nghe thấy.
5.
Mấy ngày sau, thím Toàn bế thằng nhỏ mới sanh mấy tháng đến thăm con
gái. Chị Thuỵ Anh giữ thím lại ăn cơm, rồi gói hai miếng thịt nhỏ để
thím cầm về cho chồng con. Nguyệt Vân ôm thằng em, tiễn mẹ nó ra cổng
lớn. Tới cổng tường[1], Nguyệt Vân chưa muốn rời mẹ, cứ nắm lấy chéo áo
rồi đột nhiên khóc thút thít. Nghi Quan đi phía sau mấy mẹ con, cầm cái
trống bỏi định cho thằng bé chơi. Nó nghe thím Toàn hỏi Nguyệt Vân: “Vân
à, đừng khóc nữa. Con ở đây có tốt không?” Nguyệt Vân gật đầu. Thím
Toàn lại hỏi: “Ông chủ trẻ, bà chủ trẻ có đánh con không? Có mắng con
không?” Nguyệt Vân lắc đầu, nghẹn ngào nói: “U ơi, con muốn về nhà với
thày u”. Thím Toàn nói: “Con gái yêu của u, đừng khóc nữa. Thầy u đã đợ
con cho nhà người ta để vay tiền của ông chủ trẻ mà đong gạo. Gạo thì đã
ăn xuống bụng rồi, tiền còn đâu mà trả lại. Con không về được đâu”.
Nguyệt Vân chầm chậm gật đầu, giọng vẫn nghẹn ngào, thổn thức nói: “U
ơi, con muốn về với u. Nhà ta không có gạo thì con không ăn nữa. Con chỉ
muốn về ngủ dưới chân giường thày u thôi”. Thím Toàn ôm con gái vào
lòng, vuốt tóc nó thủ thỉ: “Con gái yêu của u, nín đi. U sẽ dặn thày
ngày mai đến thăm con”. Nguyệt Vân gật đầu nhưng vẫn chưa buông mẹ ra.
Thím Toàn lại hỏi: “Con gái yêu, cậu Nghi Quan có đánh đòn, la mắng con
không?” Nguyệt Vân lắc đầu quả quyết rồi nói lớn: “Cậu Nghi Quan còn cho
con ăn bánh tổ nữa”, giọng pha chút đắc ý.
Cổng tường |
Nghi Quan ngạc nhiên nghĩ thầm : “ Ăn bánh tổ thì có gì là lạ ? Ngày nào
mình chẳng ăn ? ” Nó chạy lên trước, lắc mạnh cái trống bỏi kêu ‘tung
tung’ mà bảo: “Nguyệt Vân, lấy cái này cho em mày chơi đi”. Nguyệt Vân
tiếp lấy rồi đặt vào tay thằng em. Rồi nó lưu luyến không rời nhìn mẹ bế
thằng em chầm chậm đi xa. Thím Toàn cứ bước đi một đoạn lại ngoái nhìn
con gái.
Về sau, khi lớn lên, Nghi Quan đọc thêm nhiều tiểu thuyết khác của nhà
văn Ba Kim. Cậu không giống như Giác Tuệ trong truyện “Nhà”, đem lòng
yêu con bé người ở là Minh Phượng vì thấy Nguyệt Vân ngốc nghếch, chẳng
có gì dễ thương. Tuy nhiên cậu cũng hiểu ý sách của Ba Kim muốn dạy con
người đối xử bình đẳng bác ái thương yêu nhau. Cậu không bao giờ đánh
đập, la mắng Nguyệt Vân, có khi còn kể những chuyện trong sách cho nó
nghe. Cậu có tài kể chuyện hấp dẫn, bạn bè cùng trường rất mê nghe cậu
kể chuyện. Chỉ có cái con gàn dở Nguyệt Vân ù ù cạc cạc nghi nghi ngờ
ngờ: “Khỉ chỉ biết leo cây thôi. Làm sao biết bay lên trời lộn nhào
được? Khỉ không biết nói tiếng người, cũng chẳng biết múa côn đánh người
ta đâu”. “Đã bảo ngu như lợn thì họ Trư kia sao biết cầm cây đinh ba
được. Đinh ba chỉ để cào cỏ, bừa đất chứ có để đánh nhau đâu?” Nghi Quan
nghĩ bụng: “Con này ngu hết thuốc chữa rồi”. Từ đó không còn hứng thú
kể chuyện cho nó nghe.
Khi Nghi Quan lên trung học, quân Nhật tràn sang chiếm cứ cái thị trấn
nhỏ ở bờ nam sông Dương Tử đó. Tôi tớ người làm phân tán, cả nhà tản cư
sang qua sông Tiền Đường. Trên đường di tản, mẹ cậu ngã bệnh không có
thuốc uống nên qua đời. Hai người em trai của Nghi Quan cũng lần lượt
yểu mạng.
Lúc Nghi Quan lên đại học thì kháng chiến thành công. Nghi Quan được
phân công đi làm việc ở Hong Kong. Nguyệt Vân lúc trước không đi theo
gia đình ông bà chủ qua sông. Nghi Quan không còn nghe tin tức của cô,
không biết cô về sau ra sao. Thời buổi loạn lạc, người còn kẻ mất, thất
lạc tung tích không biết trôi dạt về đâu. Khi Nghi Quan viết thư về thăm
nhà cũng chẳng hỏi về Nguyệt Vân. Mà thư từ của anh chị em viết gửi lại
cũng chẳng ai nhắc tới con bé.
6.
Khi Hồng quân từSơn Đông kéo về thôn của Nghi Quan, cha của Nghi Quan bị
đấu tố là địa chủ, bóc lột nông dân nên bị kêu án tử hình. Nghi Quan ở
Hong Kong khóc lóc suốt ba ngày ba đêm, đau lòng hơn nửa năm nhưng cậu
cũng không để bụng cái quân đội đã giết cha cậu, bởi lúc ấy ở Trung
Quốc đất bằng dậy sóng, có hàng nghìn hàng vạn người bị kết tội địa chủ
rồi mang ra xử tử. Thảng hoặc, Nghi Quan có nhớ đến cảnh thím Toàn và
Nguyệt Vân bịn rịn trước cổng tường. Giới địa chủ ở Trung Quốc từ ngàn
năm luôn khiến gia đình kẻ cùng đinh cốt nhục chia lìa, vợ con ly tán.
Trên đời có hàng ngàn, hàng vạn Nguyệt Vân, có khi ngẫu nhiên được ăn
một miếng bánh tổ cảm kích vô cùng nhưng thường thì quanh năm cơm không
đủ ăn, mặt mày xanh xao vàng vọt, mà ở nhà chủ thì lúc nào cũng lo lắng
căng thẳng, sợ sệt đủ điều. Nó lúc đó chưa tới mười tuổi mà thà nhịn đói
chỉ cầu được ngủ dưới chân cha mẹ mà cũng không được. Nghi Quan mỗi lần
nhớ đến là mắt rưng rưng, muốn ra tay thay đổi mọi thứ trên đời. Cha
cậu thừa kế đất đai của tổ tiên để lại. Cha mẹ cậu không làm điều xấu,
không ép bức người khác nhưng họ sinh ra trong truyền thống và nếp sinh
hoạt đời đời tiếp nối truyền lại. Dầu muốn dầu không họ cũng thản nhiên
sống phong lưu trên sự đói nghèo của người khác, sống chết mặc bay.
Nghi Quan họ Tra. Nghi Quan chỉ là tên ở nhà do ông nội đặt. Tên thực là
Nghi Tôn, vì cậu là con thứ và có một người anh cả. Nghi Quan khi đi
học, tên ở trường là Lương Dung. Lương là chữ lót theo ngôi thứ[1]nên
tất cả anh em trong nhà tên đều lót chữ Lương. Về sau, khi viết tiểu
thuyết, cậu chiết chữ Dung bộ Kim ra làm hai, lấy bút hiệu là Kim Dung.
Các tiểu thuyết của Kim Dung viết không hay chẳng qua chỉ biết rằng
không nên hiếp đáp kẻ yếu đuối cô thế không có sức phản kháng chống đỡ
chỉ biết cắn răng chịu đựng, nên ông mới viết truyện kiếm hiệp.
Ông viết, rồi sau đó khi đọc lại tác phẩm của mình, ông thường khóc vì
sự bất hạnh của nhân vật trong truyện. Khi ông viết rằng Dương Quá mòn
mỏi chờ đợi Tiểu Long Nữ cho đến khi mặt trời khuất bóng, ông khóc thành
tiếng. Khi ông viết rằng Trương Vô Kỵ và Tiểu Siêu bị buộc phải chia
tay nhau, ông lại khóc nức nở. Khi ông viết rằng Tiêu Phong giết người
yêu A Châu vì hiểu lầm, ông khóc càng thảm hơn. Khi ông viết đoạn ở trấn
Phật sơn, cả gia đình gã bần cùng Chung A Tứ bị ác bá Phượng Thiên Nam
sát hại, ông sôi máu, nổi cơn thịnh nộ, đập bàn mạnh đến nỗi bị sưng cả
tay. Ông biết rõ truyện là hư cấu nhưng cuộc đời thế sự không thiếu
những bất công, mà những ai oán bi thương chân thực của người đời có rất
nhiều, nhiều lắm thay.
Kim Dung
Chú thích
[1]Nguyên văn là thiên tỉnh天井.Khi quần thể kiến trúc bao quanh một cái
sân, từ dưới nhìn lên trời giống như nhìn lên miệng giếng nên tục gọi là
thiên tỉnh nghĩa là ‘giếng trời’ . Trường học có phòng học vây xung
quanh sân trường nên sân trường cũng gọi là thiên tỉnh.
[2] Tiền trang钱庄: Từ đời Thanh, nhiều cơ sở tư nhân bắt đầu dịch vụ
chuyển đổi ngân phiếu ra tiền mặt hoặc vàng bạc, tiền thân của ngân
hàng. 1890s là giai đoạn các nước phương Tây ồ ạt mở chi nhánh ngân hàng
ở TQ cạnh tranh với các tổ chức tiền trang tư nhân. Sức cạnh tranh và
pháp luật dần bóp chẹt sự hoạt động của các tiền trang và sau cách mạng,
sự hợp pháp hoá của đồng nhân dân tệ trên toàn quốc và hệ thống ngân
hàng trung ương đã đẩy hoạt động của các tiền trang vào bóng tối thành
một hệ thống ngầm (underground) với các dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ hoặc
rửa tiền bất hợp pháp. Tính ra thời gian tồn tại công khai và phát
triển của các tiền trang thật ngắn ngủi chỉ 2 thế kỷ (giữa thế kỷ 18 đến
giữa thế kỷ 20).
[3] Ba Kim巴金(1904-2005):
Nhà văn, nhà thơ, phiên dịch và xuất bản Trung quốc, từng du họcở Pháp
và Nhật, cóảnh hưởng lớn trong phong trào ngũ tứ cách mạng văn hóa. Có
nhiều tác phẩm nổi tiếng như bộ tam thiên liên hoàn truyện Nhà(1931)
Xuân(1938) Thu(1940), Giấc Mộng Hải Hồ海的梦(1932), Ngày Thu Trong Mùa
Xuân春天里的秋天(1932) là quyển truyện Nghi Quan đang đọc, …
[4] Nguyên văn” vũ hoa thạch雨花石là một loại sỏi bằng đá hoa cẩm thạch
xuất xứ từ Nam kinh nên cũng còn gọi là Nam kinh vũ hoa thạch南京雨花石để
phân biệt với loại sỏi thường làm bằng thủy tinh màu. Nhà giàu dùng để
trong các bình hoa pha lê vừa trang trí, vừa giữ cho bình hoa đứng vững.
[5] Nguyên văn: bạch niên cao(hoà) đường niên cao白年糕(和) 糖年糕. Bạch niên
caolà bánh làm bằng bột nếp, hấp miếng bằng ba ngón tay, hình thức mùi
vị giống bánh dày ở Việt Nam nhưng người Trung Quốc không quết xôi, khi
ăn chấm đường hay mật ong chứ không kẹp chả quế giò lụa. Đường niên cao
thì thêm đường khi nhồi bột, làm xong đóng bánh để khô, hình thức mùi vị
giống hệt bánh tổ ở Việt Nam. Khi ăn thì xắt lát nhỏ đem nướng hoặc
chiên, sên nước đường rắc mè lên tuỳ thích. Nhà Nghi Quan giàu có nên
thêm mật ong và các mùi ướp, rắc hạt dẻ. Ở đây thay vì dịch bánh bột và
bánh đường, người dịch dùng bánh dàyvà bánh tổ cho dễ hình dung.
[6] Nguyên văn: tỉnh lan井栏. Tỉnh lancó nhiều nghĩa. Những nhà giàu người
Trung Hoa làm nhà nhiều phòng thành hình vuông chung quanh một cái sân
chung cũng gọi là tỉnh lan, một phía là cổng ra vào, hướng ấy người dịch
tạm gọi là cổng tườngcho dễ hình dung.
[7] Nguyên văn: bài hàng排行. Những đại gia Trung Hoa đặt chữ lót trong
tên theo một thứ tự nhất định cho thứ tự trên dưới trong gia tộc gọi là
bài hànghay bài hành. Ví dụ như nước ta bài hàng nổi tiếng là bài Đế hệ
thi帝係詩do vua Minh Mạng đặt cho hoàng tộc nhà Nguyễn.